Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa hiểu rõ thị trường Trung Quốc, dẫn đến việc gặp một số khó khăn trong quá trình đưa sản phẩm, hàng hóa chinh phục thị trường đông dân nhất thế giới này.
Phóng viên TTXVN tại Trung Quốc đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để tìm hiểu về hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đề cập tới những thế mạnh của Việt Nam khi đưa hàng hóa thâm nhập thị trường Trung Quốc, Tham tán Thương mại Nông Đức Lai cho biết hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam (thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhóm hàng rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su; thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với nhóm hàng thủy sản, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản).
Một số nhóm mặt hàng như thủy sản, trái cây, cà phê của Việt Nam đều nằm trong tốp 10 quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc, nhiều mặt hàng như cá tra, cá basa, cá mực, quả thanh long, quả vải, hạt điều đều chiếm thị phần gần như tuyệt đối về khối lượng cũng như kim ngạch nhập khẩu.
Điều đó cho thấy nhiều sản phẩm, ngành hàng của Việt Nam có thế mạnh khi tham gia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, qua đó càng tạo điều kiện hơn cho hàng hóa, nhất là hàng nông thủy sản của Việt Nam thâm nhập thị trường hơn 1,4 tỷ dân này.
Theo Tham tán Thương mại Nông Đức Lai, ngoài thế mạnh về một số nhóm mặt hàng, Việt Nam có thể phát huy lợi thế về phương thức vận tải đa dạng từ đường bộ, đường biển, đường sắt đến đường không với thời gian ngắn, chi phí cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới nhờ có chung biên giới cả trên bộ và trên biển với Trung Quốc.
Ngoài ra, với sự đa dạng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng am hiểu sâu về thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc. Thời gian tới Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách "Không COVID-19" cùng sự phục hồi mạnh mẽ thị trường tiêu dùng nội địa về cuối năm.v.v... Đó cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Tham tán Nông Đức Lai nhấn mạnh xu thế nâng cao tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt đối với nông sản, thực phẩm của Trung Quốc là không thể đảo ngược. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên hàng hóa đông lạnh, hàng tươi sống sẽ tiếp tục được duy trì.
Cạnh tranh hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản cùng loại giữa các nước tham gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc ngày càng khốc liệt hơn, do đó doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất bắt buộc phải thích ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu và không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hóa... để có thể cạnh tranh được trên thị trường Trung Quốc.
Với vai trò là cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh cùng các chi nhánh thương vụ, văn phòng xúc tiến thương mại tại các địa bàn (Nam Ninh, Quảng Châu, Côn Minh, Trùng Khánh và Hàng Châu) thường xuyên có hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, khai thác thị trường Trung Quốc bằng nhiều hình thức khác nhau.
Cụ thể là cung cấp, cập nhật thông tin về thị trường, ngành hàng; cung cấp thông tin về chính sách, quy định của nước sở tại trong quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa; cung cấp thông tin về các hội chợ, triển lãm cũng như hỗ trợ, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia hội chợ và các sự kiện xúc tiến thương mại khác; tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động kết nối giao thương doanh nghiệp hai bên...
Trước thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc thường xuyên phối hợp tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp sang Trung Quốc khảo sát thị trường, giao thương với doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nước sở tại, tham dự các hội chợ quốc tế lớn của Trung Quốc như Hội chợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc tế Trung Quốc (CISMEF), Hội chợ ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO), Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE), Hội chợ Trung Quốc - Nam Á và Hội chợ Xuất nhập khẩu hàng hóa Côn Minh (KUNFAIR)…
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Thương vụ đã tích cực làm việc với đơn vị tổ chức hội chợ, chính quyền địa phương Trung Quốc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hội chợ bằng hình thức trực tuyến với mô hình gian hàng trưng bày sản phẩm online kết hợp trưng bày trực tiếp thông qua các đại diện nhập khẩu hoặc đại lý của doanh nghiệp, đồng thời tham gia hoạt động giao dịch trực tuyến.v.v…, qua đó góp phần hỗ trợ doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận thị trường.
Thương vụ cùng cơ quan đại diện luôn đảm bảo và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại địa bàn trong khuôn khổ quy định của pháp luật và phạm vi quyền hạn cho phép.
Về các chương trình xúc tiến thương mại dự kiến tiến hành tại Trung Quốc thời gian tới, Tham tán Thương mại Nông Đức Lai nêu rõ từ nay đến cuối năm, ngoài phối hợp các đơn vị của Bộ Công Thương tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia CIIE, KUNFAIR, Thương vụ còn tổ chức các hoạt động giới thiệu tiềm năng xuất khẩu trái cây, nông sản nói chung và ngành hàng thực phẩm, nông sản chế biến của Việt Nam tại một số địa phương.
Ngoài ra, Thương vụ sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương, các địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp, nhà nhập khẩu sở tại và ngược lại.
Vừa qua Trung Quốc đã chính thức mở cửa thị trường cho trái sầu riêng của Việt Nam. Để trái sầu riêng và các sản phẩm trái cây nói chung của Việt Nam có thể thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là phân khúc thị trường khu vực miền Bắc nước này, Thương vụ sẽ tổ chức "Chương trình/Tuần lễ giới thiệu trái cây Việt Nam" tại một số địa phương như Thiên Tân, Bắc Kinh hay Hà Bắc vào thời điểm phù hợp./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa chững lại
18:35' - 23/10/2022
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hầu hết chững lại đi ngang sau một tuần tăng khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu kết nối sản xuất, chế biến với tiêu thụ nông sản
18:45' - 21/10/2022
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực.
-
Thị trường
Tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho chuỗi nông sản, thực phẩm Việt
19:39' - 19/10/2022
Để có thể khai thác các thị trường hiệu quả, người sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm cần tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững.
-
Kinh tế & Xã hội
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo tiếp tục tăng khá
14:04' - 16/10/2022
Trong tuần qua, số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng khá.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Thái Lan chạm "đáy" của hơn 3 năm
18:12' - 12/04/2025
Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm trong tuần này do động thái áp thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tình trạng dư cung trên thị trường.
-
Hàng hoá
Một tuần biến động mạnh trên thị trường dầu mỏ
12:42' - 12/04/2025
Giá dầu thế giới biến động mạnh trong tuần qua, khi các yếu tố địa chính trị và thương mại liên tiếp tác động đến tâm lý thị trường, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung và nhu cầu năng lượng toàn cầu.
-
Hàng hoá
Căng thẳng thương mại cản trở đà phục hồi của giá dầu
16:32' - 11/04/2025
Giá dầu tăng chiều 11/4 sau phiên giảm sâu, nhưng vẫn có nguy cơ giảm tuần thứ hai liên tiếp do thị trường lo ngại cuộc chiến thương mại kéo dài giữa các nền kinh tế lớn.
-
Hàng hoá
Giá dầu quay đầu giảm mạnh
08:35' - 11/04/2025
Theo Báo cáo triển vọng năng lượng của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự báo nhu cầu dầu toàn cầu bị hạ thấp. EIA cũng giảm dự báo giá dầu tương lai do kế hoạch tăng sản lượng của nhóm OPEC+
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung
06:58' - 11/04/2025
Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
-
Hàng hoá
Trung Quốc công nhận thạch anh có độ tinh khiết cao là khoáng sản quan trọng mới
18:29' - 10/04/2025
Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc thông báo thạch anh có độ tinh khiết cao chính thức được công nhận là loại khoáng sản thứ 174 trong danh mục quốc gia.
-
Hàng hoá
Thị trường cà phê có thể chững lại do đòn thuế quan của Mỹ
15:51' - 10/04/2025
Theo các nhà xuất khẩu cà phê Brazil, thị trường cà phê có thể chững lại do bất ổn xung quanh vòng áp thuế mới nhất của Mỹ- đòn giáng mạnh vào tâm lý thương mại toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhanh khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang
15:34' - 10/04/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á trong phiên giao dịch ngày 10/4, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đảo chiều giảm rất mạnh từ 15h chiều nay 10/4
14:58' - 10/04/2025
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 10/4. Theo đó, giá các loại nhiên liệu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút đảo chiều giảm mạnh.