Tăng năng suất lao động: Chính sách tốt thực hiện chậm vẫn chỉ là chính sách
Báo cáo này cho thấy, mặc dù đã được cải thiện, nhưng mức năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.
Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp nhằm tăng năng suất lao động nhưng chính sách tốt mà thực hiện chậm vẫn chỉ là chính sách.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng cũng như các giải pháp nhằm tăng năng suất lao động, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm, chuyên gia kinh tế xung quanh nội dung này. Phóng viên: Thưa ông, mặc dù đã được cải thiện, nhưng mức năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Xin ông cho biết, đâu là nguyên nhân của thực trạng này? Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay rất thấp so với các nước trong khu vực là do quy mô nền kinh tế còn nhỏ, xuất phát điểm thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, từ các ngành sử dụng nhiều lao động, có năng suất lao động thấp sang các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, có năng suất lao động cao hơn còn chậm. Không những thế, lao động trong nông nghiệp và lao động phi chính thức chiếm tỷ trọng cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp; máy móc thiết bị, quy trình công nghệ dùng trong sản xuất lạc hậu; khu vực doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô không hợp lý để đạt năng suất lao động cao hơn; trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập. Và cuối cùng là các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cải cách hành chính ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động của nền kinh tế nước ta. Phóng viên: Tình trạng năng suất lao động của Việt Nam chậm được cải thiện phản ánh điều gì, thưa ông? Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Năng suất lao động chậm được cải thiện, chênh lệch tuyệt đối tiếp tục gia tăng so với các nước trong khu vực phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta suy giảm so với các nước; sản phẩm Việt có thể bị thua ngay trên sân nhà. Bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp gây thêm khó khăn cho Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực; khó thu hút được các dự án FDI đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, điều này đưa đến kinh tế Việt Nam dễ bị tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Phóng viên: Trong những năm vừa qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đã đóng góp đáng kể vào việc tăng năng suất lao động của Việt Nam. Đây liệu có thể tiếp tục là động lực cho việc tăng năng suất thời gian tới không, thưa ông? Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế được tạo ra qua ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố: quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động; nâng cao năng suất lao động trong nội tại các ngành kinh tế (năng suất lao động nội ngành); thực hiện đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng suất lao động nội ngành. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ là một động lực tăng năng suất lao động, nhưng động lực này không đóng vai trò quan trọng bằng nâng cao năng suất lao động nội ngành và không còn nhiều dư địa. Phóng viên: Thưa ông, có 2 yếu tố có thể thúc đẩy tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp đó là nhân lực và máy móc. Ông đánh giá thế nào chất lượng của cả 2 yếu tố này để đáp ứng nhu cầu tăng năng suất lao động của nền kinh tế Việt Nam hiện nay? Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Đối với doanh nghiệp có 5 nhóm yếu tố tác động đến năng suất lao động: trình độ và kỹ năng của người lao động, năng lực quản trị doanh nghiệp; tài sản, trang thiết bị, công nghệ sử dụng trong sản xuất; tham gia vào thị trường toàn cầu và đổi mới sáng tạo; quy mô của doanh nghiệp; mức độ tập trung đô thị hoá và vị trí địa lý nơi doanh nghiệp thực hiện sản xuất. Thực trạng chất lượng lao động hiện nay của nền kinh tế nước ta chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động, thị trường lao động Việt Nam có một số hạn chế đáng lo ngại. Cụ thể: cả bên cung và bên cầu chưa đáp ứng được một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập; cơ cấu lao động theo 3 khu vực kinh tế chưa hợp lý, lao động làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tới 27,5% tổng số; số lượng lao động tăng nhanh nhưng ở khu vực phi chính thức; tính bấp bênh và dễ bị tổn thương đến việc làm và thu nhập của người lao động khá cao; lao động thời vụ phát triển, hạn chế về đào tạo kỹ năng. Theo đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ còn thấp. Lao động không có trình độ chiếm 72,5% trong tổng số lực lượng lao động; trình độ sơ cấp 6,8%; trình độ trung cấp 4,3%; cao đẳng 3,7%; đại học trở lên 12,5%. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản nhận định trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp của lao động Việt Nam là một trong các yếu tố khiến Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia có năng suất lao động thấp nhất khu vực. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến chế tạo - ngành phản ánh trình độ công nghệ dùng trong sản xuất của nền kinh tế chủ yếu hoạt động gia công lắp giáp, thâm dụng lao động. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ dùng trong sản xuất còn lạc hậu. Phần lớn doanh nghiệp có trình độ công nghệ và đổi mới sáng tạo thấp, công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Kinh nghiệm cho thấy đổi mới sáng tạo là động lực không có giới hạn cho tăng trưởng và nâng cao năng suất lao động, tuy vậy công nghệ và đổi mới sáng tạo của nước ta vẫn là lĩnh vực có xếp hạng thấp trong sơ đồ cạnh tranh quốc gia.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu trong thời kỳ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (GCI 4.0) năm 2019 chỉ ra Việt Nam xếp thứ 67/141 quốc gia về chỉ số GCI 4.0, nhưng chỉ xếp thứ 93 về kỹ năng, thứ hạng thấp nhất trong 13 chỉ số.
Phóng viên: Theo ông, đâu là các giải pháp để Việt Nam có thể thúc đẩy tăng năng suất lao động có hiệu quả hơn? Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Có 3 nhóm giải pháp nâng cao năng suất lao động gồm: giải pháp về thể chế chính sách; giải pháp chung cho toàn nền kinh tế và giải pháp cho khu vực doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ cần xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về năng suất lao động với mục tiêu và lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn để bắt kịp các nước. Cùng với đó, Chính phủ ban hành và thực thi các giải pháp đột phá, tạo điều kiện và áp lực để các tổ chức kinh tế tiếp cận, ứng dụng và đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm trong ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cải cách thể chế, xoá bỏ các rào cản, điểm nghẽn ảnh hưởng đến năng suất lao động của nền kinh tế. Với nhóm giải pháp chung cho nền kinh tế, điều quan trọng cần giữ ổn định vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ứng dụng kỹ thuật số; cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng, vận tải, logistics để giảm thiểu chi phí nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút FDI có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư cho khoa học công nghệ, phát triển thị trường khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất. Ngoài ra, các bộ, ngành cần đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, chủ động tham gia các FTA để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, liên kết với các tập đoàn nước ngoài; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao. Với nhóm giải pháp cho khu vực doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; đổi mới quy trình công nghệ sản xuất; sắp xếp lại quy mô doanh nghiệp phù hợp với từng ngành, từng vùng kinh tế; đồng thời, đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị, quản lý. Phóng viên: Trong bối cảnh sắp xếp tinh giản bộ máy, biên chế, ông lại đề cập đến giải pháp cần có của cơ quan thực thi về năng suất lao động. Xin ông chia sẻ rõ hơn quan điểm này? Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Paul Krugman nhà kinh tế học người Mỹ đạt giải Nobel khẳng định: "Năng suất không phải là tất cả, nhưng trong dài hạn năng suất gần như là tất cả”, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng, các chiến lược, chính sách và giải pháp của Chính phủ về năng suất lao động đã được ban hành khá đầy đủ, vấn đề hiện nay là triển khai thực hiện. Để thực hiện cần có Cơ quan thực thi về năng suất lao động. Vì vậy, tôi thấy phải thành lập Uỷ ban Năng suất lao động Quốc gia và có Cơ quan thường trực với chuyên môn sâu để chỉ đạo và phối hợp thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động.Uỷ ban Năng suất lao động Quốc gia có quy chế hoạt động đặc biệt, có đủ thẩm quyền, chế tài đủ mạnh, đủ kinh phí để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan thực hiện thành công các chủ trương, nghị quyết, chính sách và giải pháp nâng cao năng suất lao động.
Cho đến nay, chúng ta đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp tốt nhưng triển khai thực hiện chậm, kém hiệu quả. Chính sách tốt nhưng thực hiện chậm vẫn chỉ là chính sách. Phóng viên: Xin cám ơn ông!Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
VinaCapital kỳ vọng kinh tế Việt Nam trở lại đúng tiềm năng trong năm 2023
21:18' - 07/02/2023
VinaCapital kỳ vọng nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ trở lại thể hiện đúng với tiềm năng trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh nhờ sự bùng nổ các xu thế kỹ thuật số
20:09' - 07/02/2023
Trang fintechnews.sg mới đây đã có bài viết trong đó nhận định khi phần lớn thế giới trải qua "cơn gió" suy thoái, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Ấn Độ đánh giá tích cực về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam
18:26' - 07/02/2023
Trang moderndiplomacy.eu vừa đăng bài phân tích của Giáo sư Pankaj Jha thuộc Đại học O.P Jindal Global (Ấn Độ) đưa ra đánh giá tích cực về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy năng suất lao động cho tăng trưởng bền vững ở Việt Nam
11:24' - 29/11/2022
Tăng năng suất lao động là yếu tố quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, và là điều kiện tiên quyết để giúp Việt Nam thu hẹp trình độ phát triển với các nước trong khu vực...
-
Chuyển động DN
Nhiệt điện Phả Lại chuyển đổi số nâng cao năng suất lao động
10:11' - 21/11/2022
Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại thuộc Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất an toàn, đạt và vượt các chỉ tiêu năm đã đặt ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ thương mại Trung Quốc - Việt Nam nâng lên tầm cao mới
14:24'
Các nhà quan sát thị trường và giới xuất khẩu nhận định quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ nâng lên tầm cao mới.
-
Ý kiến và Bình luận
Cựu Tổng thống Mỹ J.Biden quan ngại chương trình an sinh xã hội
14:09'
Ông Biden cho rằng những cắt giảm gần đây của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) đang gây “thiệt hại và tàn phá nghiêm trọng” hệ thống an sinh xã hội.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D.Trump khẳng định giá cả hàng hóa trong nước đang giảm
12:43'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng bảo vệ chính sách thuế quan, cho biết giá của tất cả hàng hóa trên thị trường nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn dự kiến do rủi ro thuế quan
11:02'
IEA đã cắt giảm khoảng 30% dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2025 và cảnh báo có thể tiếp tục điều chỉnh giảm tùy thuộc vào diễn biến của cuộc chiến thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ D. Trump ra lệnh điều tra thuế quan đối với khoáng sản nhập khẩu
09:18'
Ngày 15/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu điều tra khả năng áp thuế đối với tất cả các mặt hàng khoáng sản quan trọng nhập khẩu.
-
Ý kiến và Bình luận
EU xác nhận tạm dừng các biện pháp đáp trả thuế quan của Mỹ
08:43' - 15/04/2025
Ủy ban châu Âu cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức tạm dừng các biện pháp đáp trả đối với chính sách thuế quan của Mỹ trong 90 ngày, từ ngày 14/4 đến ngày 14/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D.Trump chuẩn bị công bố thuế xuất nhập khẩu chất bán dẫn
10:58' - 14/04/2025
Ngày 13/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ công bố mức thuế mới áp dụng cho sản phẩm chất bán dẫn nhập khẩu trong tuần này.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh khẳng định không nới lỏng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
08:55' - 14/04/2025
Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh tuyên bố nước này sẽ không nới lỏng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong bất kỳ thỏa thuận nào để đổi lấy việc Mỹ giảm thuế đối với hàng hóa Anh.
-
Ý kiến và Bình luận
WSJ: Những toan tính của Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới
19:07' - 12/04/2025
Các giám đốc điều hành của Binance đã gặp các quan chức Bộ Tài chính Mỹ vào tháng trước để thảo luận về việc nới lỏng sự giám sát của chính phủ đối với doanh nghiệp này.