Tăng trưởng đầu tư của Trung Quốc chậm lại
Theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc công bố ngày 13/6, đầu tư vào tài sản cố định của nước này trong 5 tháng đầu năm tăng 9,6%, thấp hơn so với mức dự đoán 10,4% của các chuyên gia kinh tế, và là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000 trong bối cảnh tăng trưởng đầu tư của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chững lại.
Đầu tư vào bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 7%, trong khi doanh thu từ lĩnh vực này tăng 33,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng nhà máy và tiêu dùng tăng trưởng ổn định, trong đó sản lượng công nghiệp tăng và doanh thu bán lẻ trong tháng 5 lần lượt tăng 6% và 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng thép tăng 1,8%, trong bối cảnh các nhà sản xuất thép Mỹ và châu Âu cáo buộc các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt mặt hàng này ra thị trường nước ngoài. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ trong tháng 5 tăng 10%, thấp hơn 0,1% so với tháng 4.
Theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc, kể từ đầu năm, kinh tế nước này có xu hướng ổn định và phát triển khi có thêm nhiều nhân tố tích cực, tuy nhiên môi trường quốc tế vẫn phức tạp và khó khăn, trong khi việc điều chỉnh cơ cấu trong nước vẫn tiếp tục và kinh tế vẫn đang chịu áp lực đi xuống. Tăng trưởng đầu tư tư nhân trong 5 tháng đầu năm chững lại ở mức 3,9%.
Điều này cho thấy động lực chính của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được củng cố.
NBS cho rằng nguyên nhân là do doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay cũng như một số lĩnh vực khác, cùng với tình trạng sản xuất dư thừa.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của ngân hàng ANZ, các số liệu trên cho thấy Trung Quốc có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%-7% trong quý II.
Điều này sẽ dẫn đến việc nhà chức trách sử dụng các chính sách tài chính quyết đoán hơn như phê duyệt các dự án cơ sở hạ tầng nhanh hơn.
Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,9%, mức thấp nhất trong một phần tư thế kỷ.
Để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng tăng trưởng chậm, Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch ưu tiên hàng đầu giảm sản xuất dư thừa và cắt giảm vay mượn, trong đó mục tiêu chính là ngành công nghiệp thép./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số CPI của Trung Quốc tiếp tục gây thất vọng
18:46' - 09/06/2016
Theo số liệu từ Cục thống kê Trung Quốc, CPI của nước này chỉ tăng 2% trong tháng trước so với cùng kỳ năm 2015, thấp hơn mức 2,3% được ghi nhận trong tháng 4/2016 do giá thực phẩm “hạ nhiệt”.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế tăng trưởng chậm - "Bài toán khó" với Chính phủ Trung Quốc
08:12' - 06/06/2016
Theo các chuyên gia Trung Quốc, kinh tế nước này đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tốc độ tăng trưởng sa sút trong tháng Tư và các chỉ số kinh tế quan trọng khác cũng chỉ tăng “khiêm tốn”.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại dịch vụ của Trung Quốc vẫn cao
21:56' - 28/05/2016
Theo Cục Quản lý nhà nước về ngoại hối Trung Quốc (SAFE), nước này tiếp tục chứng kiến thâm hụt thương mại dịch vụ trong tháng 4/2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.