Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Nhằm tiếp tục hoàn thiện, cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm, thủy sản tại khu vực nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện dự thảo Nghị định hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để trình Chính phủ.
Nghị định này sẽ thay thế Nghị định 57/2018 về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị định mới được ban hành nhằm kịp thời đáp ứng những vấn đề mới nảy sinh như: do yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện nay đang phát sinh một số yếu tố và yêu cầu mới là giá thịt lợn trong nước tăng cao gấp từ 4-5 lần so với giá thịt lợn tại Mỹ, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, chế biến nông sản. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực và tạo ra sân chơi, cơ hội và thách thức mới cho nông sản Việt Nam. Cùng với đó, việc rà soát, điều chỉnh những bất cập của Nghị định 57/2018 để thực hiện đảm bảo phù hợp với các luật mới được ban hành thời gian gần đây như: Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Đầu tư năm 2020 và Luật Doanh nghiệp năm 2020. “Vì vậy, việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là cần thiết.”, Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp từ các địa phương cho thấy, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 là 107.000 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dự kiến 8.600 tỷ đồng, tương đương 8% để thực hiện khoảng 800 dự án. Như vậy, nếu dự kiến mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước giai đoạn này là 10%, sẽ thu hút được khoảng 9.000 tỷ đồng từ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hy vọng, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sẽ mang đến nhiều hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường; trong đó, với giả thiết 100 doanh nghiệp nông nghiệp được hình thành mỗi năm và mỗi dự án được đầu tư có quy mô khoảng 100 tỷ đồng sẽ tạo ra ít nhất 10.000 việc làm trực tiếp và 30.000 lao động gián tiếp. Đối với hiệu quả xã hội, hình thành các cơ sở chế biến nông sản vùng nông thôn, tạo việc làm, thu nhập cho lao động nông thôn, hướng tới phát triển nông thôn bền vững. Về môi trường, các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm… được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước sẽ cải thiện công nghệ, xử lý chất thải sẽ góp phần bảo vệ môi trường nông thôn hướng tới phát triển bền vững. Đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của doanh nghiệp khi nhận được ưu đãi, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sẽ được tăng cường giám sát đầu tư đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tập trung vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp bao gồm: nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, trồng và bảo vệ rừng, làm muối, khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định sản phẩm nông nghiệp trong vùng dự án trên địa bàn sẽ tăng hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn góp phần chuyển dịch nhanh hơn tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, mặc dù, đã có 40 địa phương ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, danh mục dự án khuyến khích đầu tư hay định mức hỗ trợ chi tiết nhưng chưa có địa phương nào ban hành cơ chế chính, sách thúc đẩy tập trung đất đai theo Nghị định 57/2018. "Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách triển khai Nghị định 57/2018 còn chậm một phần do sự thiếu chủ động của các địa phương. Một phần do các chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, nông thôn có nhiều tại các địa phương do đó khi xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp cần phải rà soát các chính sách đang triển khai tại địa phương để đề xuất phương thức và mức hỗ trợ phù hợp đối với doanh nghiệp nông nghiệp.", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định. Dự kiến, số vốn được giao kế hoạch trung hạn từ ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020 là hơn 300 tỷ đồng, bố trí cho 24 địa phương. Nhưng, trong quá trình bố trí vốn hàng năm, do ngân sách Trung ương bố trí không đủ theo kế hoạch trung hạn, hơn nữa các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương thu hút nguồn vốn lớn. Điều này dẫn đến nguồn vốn ngân sách Trung ương được bố trí thực hiện theo Nghị định 57/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chỉ còn hơn 113,5 tỷ đồng, cho 31 dự án tại 15 địa phương, đạt trung bình 3,7 tỷ đồng/dự án. “Do ngân sách địa phương hầu hết khó khăn nên chưa bố trí vốn hoặc bố trí vốn để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là rất ít.”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành nông nghiệp tháo gỡ từng dự án đầu tư công
16:28' - 02/06/2021
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công của ngành đạt 28,7% kế hoạch. Bộ đang đôn đốc chủ đầu tư và chỉ đạo tới từng nhóm dự án để đảm bảo mục tiêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng
21:45' - 31/05/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, định hướng phát triển ngành nông nghiệp là tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ xóa nợ cho hàng nghìn nông dân da màu từ tháng Sáu
09:16' - 22/05/2021
Ngày 21/5, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ bắt đầu phân phối quỹ xóa nợ cho hàng nghìn nông dân thiểu số và có hoàn cảnh khó khăn từ đầu tháng 6/2021 như một phần chương trình "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ".
-
Kinh tế & Xã hội
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp dựa trên nền tảng khoa học
11:49' - 20/05/2021
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo hướng tập trung các sản phẩm chủ lực xuất khẩu, đặt hàng trực tiếp nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý Nhà nước về kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hoá
21:49' - 15/04/2025
Ngày 15/4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT về tăng cường quản lý nhà nước với kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và Vinachem hợp tác toàn diện hướng tới tương lai công nghệ cao
20:56' - 15/04/2025
Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực họp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
20:03' - 15/04/2025
Khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó giải quyết, làm quyết liệt, không đùn đẩy trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công xây dựng khu tái định cư và khu nhà ở xã hội quy mô lớn tại Ninh Thuận
18:57' - 15/04/2025
Theo Chủ đầu tư dự án, dự án Khu đô thị mới Bờ sông Dinh có diện tích trên 37 ha, quy mô dân số 6.500 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
18:35' - 15/04/2025
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa chủ động phòng cháy rừng từ sớm, từ xa
18:16' - 15/04/2025
Trước diễn biến phức tạp của mùa khô, các cấp chính quyền và đơn vị chủ rừng ở Khánh Hòa đã chủ động vào cuộc từ rất sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tiếp cận kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do
18:15' - 15/04/2025
Bình Dương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng và đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động phía Nam vẫn "thừa người - thiếu việc phù hợp"
17:48' - 15/04/2025
Sự gia tăng nhanh về số lượng người tìm việc cùng với thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp đã đặt ra các vấn đề mới trong kết nối cung - cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của tỉnh mới sẽ đặt tại Ninh Kiều
17:34' - 15/04/2025
Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của thành phố Cần Thơ sẽ vượt 6.400km2, dân số trên 4 triệu người và có 99 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 phường và 69 xã.