Tạo kênh kết nối cho doanh nghiệp phụ trợ
Lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, chế biến chế tạo Việt Nam những năm qua liên tục có mức tăng trưởng đều và ổn định trong ngành công thương. Tuy nhiên, việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn yếu, ít doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trao đổi với phóng viên TTXVN về những hướng đi, tạo kênh kết nối cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Phóng viên: Bộ trưởng đánh giá thế nào về ngành công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay?Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Chúng ta biết rằng công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng phát triển và đang đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Đơn cử như trong tăng trưởng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò rất lớn. Năm 2019, tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo cho xuất khẩu đã tăng tới 92,82% từ mức chỉ có 78% năm trước.
Trong một bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất sâu và rộng thì xu thế phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại với tỷ trọng và vai trò của ngành chế biến, chế tạo ngày càng tăng lên.
Công nghiệp chế biến, chế tạo có một sức hút rất lớn trong thu hút đầu tư và phát triển tại Việt Nam. Riêng năm 2019, trong tổng số 32 tỷ USD thu hút vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của Việt Nam, đã có gần 22 tỷ USD trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và điều đó cho thấy, đây không chỉ là chiến lược công nghiệp hóa hiện tại của Việt Nam mà cả chiến lược hội nhập và xuất nhập khẩu bền vững.Ngoài ra, công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cũng như toàn cầu đang chứng kiến những sự thay đổi rất lớn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu thế toàn cầu hóa và đặc biệt là do tác động của COVID-19. Những yếu tố này tạo cơ hội rất lớn cho Việt Nam tiếp cận những làn sóng mới, những xu thế thay đổi mới trong việc hình thành những chuỗi cung ứng, dịch chuyển của các nguồn đầu tư.Chính vì vậy, việc hoạch định kế hoạch, chiến lược chính xác và đảm bảo quá trình thực thi trên cơ sở minh bạch, công khai là rất cần thiết cho không chỉ Chính phủ Việt Nam mà còn cho cả cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư.Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, khả năng kết nối và tham gia chuỗi sản xuất luôn là điểm yếu của doanh nghiệp Việt. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có những giải pháp gì để kết nối các doanh nghiệp?Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Chúng ta đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu và từ ngày 1/8 tới sẽ bắt đầu có hiệu lực, tạo ra thuận lợi từ giảm thuế quan, ưu đãi cho tiếp cận thị trường và các dịch vụ khác. Rõ ràng trong một bối cảnh như vậy, việc kết nối doanh nghiệp, làm sao có được thông tin để doanh nghiệp gặp gỡ nhau là rất quan trọng. Bộ Công Thương đã triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu trong công nghiệp chế biến, chế tạo, đây có thể coi là hệ thống dữ liệu đầu tiên của ngành công nghiệp. Hệ thống cơ sở dữ liệu này còn mới và hạn chế, tức là chỉ trong một số lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo như công nghiệp ôtô, chế biến thức ăn, điện tử, công nghiệp da giày, dệt may... Nhưng hệ thống này sẽ phần nào giúp cho nhà đầu tư nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về chính sách cũng như về các cơ sở, điều kiện phát triển toàn diện, nhất là những yếu tố liên quan đến các cơ sở vật chất và hệ thống các ngành công nghiệp tại Việt Nam.Ngoài ra, các nhà đầu tư trong nước cũng có điều kiện để nắm bắt, hiểu rõ hơn nữa về khả năng tham gia trong chuỗi cung ứng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó chúng ta có điều kiện để khẳng định và tiếp tục củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng này.Đây cũng sẽ là một hệ thống cơ sở dữ liệu vô cùng quan trọng cho Chính phủ, Bộ Công Thương trong việc tiếp tục nắm chắc và tìm hiểu đầy đủ, kỹ lưỡng ngành công nghiệp, từ đó, đảm bảo cho xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kịp thời, phù hợp, chính xác; đồng thời tạo ra những cơ sở để hoàn thiện môi trường trên cơ sở minh bạch, công khai, có sự nhất quán. Và cuối cùng, chúng tôi cho rằng, đây là một cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể dễ dàng kết nối với nhau tiếp tục tham gia thúc đẩy phát triển hệ thống thương mại trên cơ sở dữ liệu của hệ thống cơ sở công nghiệp. Từ đó, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển các sàn thương mại điện tử, tạo ra sự kết nối tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng như giữa nhà nước với doanh nghiệp.Phóng viên: Bộ trưởng có nhắc đến sàn thương mại điện tử, xúc tiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Vậy Bộ trưởng có thể nói rõ hơn vấn đề này?Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Bộ Công Thương đang tiếp tục đổi mới phương thức về xúc tiến thương mại, nhất là dựa trên nền tảng của thương mại điện tử và hàng loạt các xúc tiến thương mại điện tử đã được Bộ Công Thương chủ động tổ chức thời gian qua với các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, hay giữa các nước ASEAN với Trung Quốc...Những hoạt động này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các Chính phủ mà còn của cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt trên nền tảng của Amazone... được doanh nghiệp đánh giá rất cao và tham dự tích cực.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cả về thể chế pháp luật cũng như nền tảng điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, xúc tiến thương mại điện tử dưới hình thức như thế này.Nội dung khác nữa mà Bộ đang tiếp tục thực hiện là giám sát và đôn đốc triển khai các dự án còn đang vướng mắc, tồn đọng trong nước và đặc biệt là trong khuôn khổ gói đầu tư công mà Chính phủ đã ban hành. Từ đó, chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các ngành kinh tế tham gia các gói đầu tư công tạo ra hiệu ứng vừa đóng góp cho tăng trưởng, vừa tiếp tục tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các ngành công nghiệp cũng như các ngành sản xuất vật chất trong nước.Với thương mại điện tử, chúng tôi sẽ cố gắng để tạo ra những nền tảng trong các bộ, ngành có liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo phát triển thương mại điện tử bền vững, bảo vệ cho quyền lợi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp và đấu tranh có hiệu quả với các hành vi gian lận thương mại cũng như là buôn bán hàng giả, hàng cấm, không có xuất xứ.../.Phóng viên: Xin cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả ngành công nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên
19:26' - 10/07/2020
Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên lần thứ VII.
-
Bất động sản
Quỹ đất khu công nghiệp đủ điều kiện cho thuê ở phía Nam dần khan hiếm
10:19' - 07/07/2020
Một vài quỹ đất cho thuê còn lại ở một số khu công nghiệp hiện hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang bị đình trệ do khó khăn trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng...
-
Thời sự
Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản
09:48' - 07/07/2020
Sáng 7/7 đã diễn ra hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản.
-
DN cần biết
Việt Nam muốn hợp tác phát triển chuỗi cung ứng, công nghiệp phụ trợ
21:32' - 23/06/2020
Chiều 23/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tiếp ông Nate Easter, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Techonic Industries (TTI).
-
Bất động sản
Công nghiệp phụ trợ - “đòn bẩy” cho bất động sản công nghiệp
17:27' - 07/01/2020
Công nghiệp phụ trợ chính là “đòn bẩy” cho bất động sản công nghiệp Việt Nam phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15' - 12/07/2025
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.