Tạo lập mô hình phát triển đột phá cho các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
Các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các đại biểu cho rằng, để tạo lập mô hình phát triển mới có tính đột phá cho các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, bảo đảm khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế thì Luật này có thể quy định những cơ chế, chính sách vượt trội, khác với các luật hiện hành, tuy nhiên, phải bảo đảm trong khuôn khổ Hiến pháp, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Tính tự chủ, tự quản là linh hồn của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Tại phiên thảo luận, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Về vấn đề này, dự án Luật đưa ra 2 phương án, trong đó phương án 1 là không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt mà thực hiện thiết chế Trưởng Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, được phân quyền, phân cấp mạnh, có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Phương án 2 là tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt gồm có HĐND và UBND. Qua thảo luận, nhiều đại biểu tán thành phương án 1 và cho rằng phương án này thể hiện được tính “đặc biệt” về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đáp ứng yêu cầu thử nghiệm đổi mới nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy. Các đại biểu nhấn mạnh, Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương quy định có độ “mở” để tạo không gian cho cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương khi cần thiết, vì vậy, quy định như dự thảo Luật là phù hợp. Nhấn mạnh tính tự chủ, tự quản là linh hồn của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) ủng hộ mô hình Trưởng Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Trưởng đặc khu) vì có nhiều ưu điểm và thể hiện tính đột phá. Tuy nhiên, theo đại biểu, cơ chế kiểm soát quyền lực của Trưởng Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt còn chung chung, cần cân nhắc, xem xét quy định rõ hơn. Lựa chọn phương án 1, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) chỉ rõ, phương án này thể hiện rõ tính vượt trội, đặc biệt, vượt ra ngoài quy định của chính sách nhưng phù hợp với đổi mới của Hiến pháp. Điều quan trọng là khâu tuyển chọn, bổ nhiệm Trưởng đặc khu vì “việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu”, vì vậy cơ chế tuyển chọn phải công khai, minh bạch, chọn được người có tâm và có tầm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) nhấn mạnh, việc tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt theo phương án 1 sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển, thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phù hợp với thông lệ quốc tế.Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy đề nghị bổ sung thêm vào dự án Luật quy định về nhiệm kỳ của Trưởng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, các định hướng, nguyên tắc cơ bản hình thành hệ thống bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đủ thẩm quyền. Ngoài ra, để giúp cơ chế phản ứng nhanh của đặc khu, cần bổ sung cơ chế đặc thù trong tuyển chọn, đề bạt cán bộ, kể cả Trưởng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt như thi tuyển, giảm bớt một số hình thức kỷ luật...
Ở góc nhìn khác, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, theo phương án 1 mặc dù Trưởng đặc khu được giao quyền hành nhưng lại chịu quá nhiều ràng buộc, cụ thể phải chịu sự giám sát của HĐND cấp tỉnh; phải báo cáo với Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi cần; chịu sự giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc. Vì thế, đại biểu Phạm Văn Hòa chọn phương án thứ 2, tức là vẫn thành lập UBND và HĐND tại các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, nhưng giảm lược quyền của các cơ quan này. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị dù mô hình tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được quyết định theo phương án nào thì cũng cần làm rõ ngay trong dự án Luật mối quan hệ theo chiều dọc, chiều ngang cũng như theo phạm vi lãnh thổ giữa chính quyền địa phương đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt với HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, với các cơ quan Nhà nước ở trung ương và cơ quan của trung ương đóng tại địa phương; phân định rõ thẩm quyền giữa chính quyền địa phương đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt với các khu hành chính…Dự thảo Luật cũng cần quy định rõ địa vị pháp lý, thẩm quyền, quy trình xử lý công việc trong từng mối quan hệ. Ví dụ, nếu giao thẩm quyền vượt trội cho đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trong mọi lĩnh vực nhưng vẫn xác định là đơn vị trực thuộc cấp tỉnh thì đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt có phải thực hiện các văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành hay không? Cơ chế về ngân sách, quyết toán ngân sách, quản lý đầu tư, quản lý đất đai là thẩm quyền độc lập hay vẫn phải báo cáo các cơ quan cấp tỉnh?...
Việc thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt cần triển khai vững chắc
Tại phiên họp, đa số ý kiến tán thành với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật là quy định các cơ chế quản lý, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội áp dụng chung đối với 3 đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, có tính đến đặc thù của từng đơn vị. Tuy nhiên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) lại băn khoăn về việc đưa vào dự thảo Luật cả 3 địa danh dự kiến thành lập đặc khu. Đại biểu Nghĩa cho rằng, đã đủ chín muồi để xây dựng một luật chung quy định những cơ chế, chính sách đặc thù đối với việc thành lập đặc khu; còn chính sách cụ thể của 3 đặc khu nên đưa vào các nghị quyết.“Việc thành lập luật chung có lợi nữa là nếu có một trong ba đặc khu không thành công hoặc muốn thành lập đặc khu mới thì có dùng Nghị quyết của Quốc hội để thay đổi chứ không cần điều chỉnh, thêm, bớt hay sửa luật”, đại biểu phân tích.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) nêu quan điểm, cách tiếp cận của ban soạn thảo xây dựng dự án Luật cho 3 đơn vị gồm: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là phù hợp, bởi Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong xây dựng mô hình như thế này.Ngoài ra, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng nêu rõ, xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo ra cực tăng trưởng, thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức, bộ máy thuộc hệ thống chính trị.
“Vì thế, trước mắt triển khai thử nghiệm với 3 khu vực, khi có kinh nghiệm mới ban hành luật chung trên toàn quốc”, đại biểu nêu.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) nhấn mạnh, đây là vấn đề không mới với thế giới nhưng Việt Nam lại chưa có kinh nghiệm. Nếu không quy định chặt sẽ sẽ dẫn đến tình trạng “trăm hoa đua nở”. Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Cả 3 đặc khu đều có vị trí chiến lược về kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng phát triển một số ngành nghề cạnh tranh quốc tế.Việc lựa chọn đặc khu dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Với Việt Nam, đây là mô hình mới, cần triển khai thực hiện vững chắc, phù hợp với điều kiện ngân sách của đất nước. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh chỉ áp dụng cho 3 đơn vị là phù hợp.
Từ thực tiễn phát triển của các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt này sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá, nhân rộng thể chế chính sách và mô hình quản lý mới cho các khu vực khác có đủ điều kiện./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Siết lại định mức dự toán ngân sách
19:13' - 22/11/2017
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính xác định rõ cơ cấu chi thường xuyên (trừ Quỹ lương) để đề xuất cắt giảm những khoản không phù hợp với thực tiễn tạo thêm nguồn cải cách tiền lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt đại biểu công dân Lào có công với cách mạng Việt Nam
19:13' - 22/11/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận việc Hội hữu nghị hai nước tích cực hưởng ứng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017 bằng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Thu hút đầu tư đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
16:42' - 22/11/2017
Chiều 22/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật bảo vệ bí mật Nhà nước
12:04' - 22/11/2017
Tiếp tục chương trình làm việc buổi sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc-Nam
11:08' - 22/11/2017
Với 83,1% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.