Tạo nguồn tôm nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu thủy sản
Cách làm này giúp khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng đất đai, giải quyết việc làm đối với lao động địa phương; đồng thời cung ứng nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu thủy sản.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, quy hoạch nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 khoảng 104.325 ha, gồm các loại hình: nuôi công nghiệp - bán công nghiệp, quảng canh cải tiến 19.325 ha, tôm - lúa 80.000 ha...; tổng sản lượng tôm nuôi đạt 80.000 tấn. Trong số này, tỉnh Kiên Giang chú trọng đầu tư phát triển nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp trên vùng Tứ giác Long Xuyên 4.700 ha và U Minh Thượng 300 ha theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững. Chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm để tăng giá trị sản xuất, cung ứng nguyên liệu chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, vùng nuôi tôm công nghiệp Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng tập trung đầu tư hệ thống đường giao thông, lưới điện, hệ thống kênh cấp, tiêu thoát nước đồng bộ và 2 trạm quan trắc môi trường tự động. Ngoài ra, xây dựng tiểu vùng nuôi tôm công nghệ cao, áp dụng đồng bộ các quy trình công nghệ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, siêu thâm canh đạt chuẩn VietGAP, Global GAP, ASC, BAP… Việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ con giống, thức ăn được chú trọng; kiểm soát dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ hiện đại. Quy trình, kỹ thuật tiên tiến được áp dụng vào sản xuất để nâng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Tỉnh Kiên Giang nghiên cứu, thực hiện các loại hình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: nuôi thâm canh, năng suất 10 - 20 tấn/ha/vụ; siêu thâm canh tôm trong nhà kính, năng suất 100 tấn/ha/năm; siêu thâm canh tôm với công nghệ biofloc, năng suất 100 - 150 tấn/ha/năm và nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn khép kín (RAS) 500 tấn/ha/năm. Hiện ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang bước đầu thành công trong thực nghiệm một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình công nghệ nuôi thâm canh và siêu thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGAP, năng suất cao. Điển hình như: ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong ao lót bạt thực hiện tại vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng của Trung tâm khuyến nông Kiên Giang. Mô hình này đạt năng suất tôm hơn 30 tấn/ha/vụ, mỗi năm nuôi từ 2 - 4 vụ. Nguồn tôm nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP cung ứng thị trường nội địa và chế biến xuất khẩu. Mô hình nuôi tôm thương phẩm 3 giai đoạn năng suất cao trên ao lót bạt đáy của Công ty BIM - Kiên Giang, năng suất 20 - 40 tấn/ha/vụ, tôm thương phẩm sạch, kiểm soát được dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi... Tỉnh Kiên Giang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo thuận lợi đối với hộ dân, doanh nghiệp nuôi tôm công nghiệp trên vùng Tứ giác Long Xuyên, tập trung ở các huyện Giang Thành, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Các hạng mục công trình, dự án hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Vàm Răng - Ba Hòn được hoàn thành; triển khai dự án cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản Bình Trị (Kiên Lương) phục vụ sản xuất và thu hút đầu tư nuôi trồng thủy sản. Trên vùng U Minh Thượng, quy hoạch nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến ở các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Gò Quao… Đồng thời, thi công hoàn thành hệ thống 30 cống thủy lợi trên tuyến đê biển An Biên - An Minh, tổ chức sản xuất theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ngoài ra, địa phương đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công trình thủy lợi trọng yếu; phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản an toàn, bền vững và hiệu quả. Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, gây bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp thì mô hình tôm - lúa có nhiều ưu điểm vượt trội và thích ứng khá tốt. Do vậy, tỉnh đầu tư nghiên cứu khoa học, hoàn thiện quy trình canh tác của mô hình này để chuyển giao cho nông dân sản xuất an toàn, bền vững và hiệu quả. Mô hình tôm - lúa rất thân thiện với môi trường, vừa có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sản phẩm nông sản hàng hóa sạch có giá trị xuất khẩu, vừa giúp nông dân thu về hai nguồn lợi trên cùng một diện tích sản xuất là tôm và lúa. Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng khẳng định, phát triển nuôi nuôi tôm là một trong những nội dung quan trọng của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh.Theo đó, địa phương tập trung chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các ngành hữu quan địa phương vùng nuôi tôm trọng điểm rà soát hệ thống thủy lợi, chủ động điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi tôm.
Đồng thời, công tác khuyến ngư cần được tăng cường, chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi; tham mưu cho tỉnh ban hành chính sách riêng để hỗ trợ phát triển nuôi tôm; đổi mới và nhân rộng các mô hình nuôi tôm an toàn, hiệu quả và bền vững; tạo nguồn tôm nguyên liệu sạch cung ứng thị trường nội địa và chế biến xuất khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đầu tư trọng điểm vào con tôm Cà Mau
17:46' - 25/02/2017
Cà Mau sẽ tập trung vào 3 ngành hàng ưu tiên đầu tư, trong đó trọng điểm nhất vẫn là phát triển con tôm.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên liệu khan hiếm, xuất khẩu tôm đối mặt với khó khăn
09:40' - 22/02/2017
Nguyên liệu tôm khan hiếm, giá tôm nguyên liệu cao hơn so với giá chào bán xuất khẩu, nhiều thị trường nhập khẩu tôm bắt đầu đẩy mạnh các rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước…
-
Kinh tế & Xã hội
Khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở Trà Vinh chậm thả giống
19:19' - 18/02/2017
Nhằm hạn chế dịch bệnh trên tôm và giảm rủi ro trong quá trình nuôi, tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ dân không nên thả giống tôm sớm.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam sẽ trở thành công xưởng sản xuất tôm của thế giới?
11:25' - 18/02/2017
Bộ NN & PTNT xác định ngành tôm là ngành đặc biệt có tiềm năng, lợi thế, cần phát triển thành ngành hàng sản xuất công nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bền vững và thân thiện với môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.