Tất cả các địa phương đều bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân
Ngay sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc, một số người dân đã đến các siêu thị mua đồ tích trữ.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở tất cả các địa phương.
Tất cả các địa phương đều đảm bảo đủ hàngTheo Bộ Công Thương, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong mọi tình huống, Bộ Công Thương đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phân phối lớn thực hiện báo cáo tình hình cung cầu, hệ thống phân phối, phương án tích trữ và cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm kịp thời nhu cầu của nhân dân theo từng cấp độ của dịch bệnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nước uống, khẩu trang....Bộ Công Thương khẳng định, theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối và nhiều tiểu thương tại các chợ vẫn liên tục kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.Về việc vận chuyển hàng hóa, ngoài phương án cụ thể của từng địa phương, Bộ Công Thương cũng đã có các phương án.
Theo đó, trường hợp phong tỏa nhưng xe vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp vẫn được hoạt động, các doanh nghiệp sẽ đăng ký danh sách các xe vận tải cung ứng hàng hóa đến các cơ quan chức năng để cung cấp cho ngành giao thông, Công an hỗ trợ cho phép lưu thông đến các điểm bán hàng.
Khi các địa bàn cần điều phối hàng hóa, các xe vận tải này sẽ đến các kho hàng gần nhất để lấy hàng cung ứng cho địa bàn cách ly.
Đối với trường hợp giới nghiêm, chỉ còn xe của lực lượng vũ trang được hoạt động. Khi đó Bộ Công Thương sẽ đề nghị các lực lượng Quân đội, Công an phối hợp điều phối xe vận chuyển các mặt hàng thiết yếu từ các kho dự trữ hàng hóa thiết yếu mà Bộ Công Thương đã chuẩn bị để cung cấp cho các địa bàn.Về bố trí các điểm bán hàng, ngoài các điểm bán hàng hiện có của các doanh nghiệp phân phối và các điểm chợ truyền thống, chợ tạm, để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân trong mọi tình huống, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu các địa phương có phương án bố trí các điểm bán hàng mới (tạm thời, lưu động, dã chiến…) trên địa bàn từng tỉnh để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân thường xuyên, liên tục, giảm mật độ người mua đến từng điểm bán (kể cả trong trường hợp các siêu thị bị phong tỏa vì lý do y tế…).Các điểm bán hàng này sẽ được bố trí gần các khu dân cư và thông thoáng nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, thuận tiện cho người dân mua hàng.
Hà Nội thực hiện “4 tại chỗ”Bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở Công Thương Hà Nội đang thực hiện theo phương án số 3 về nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm theo các cấp độ của Trung ương và thành phố nhằm ứng phó với dịch COVID-19 trên địa bàn.Trong đó, chủ động điều phối các phường, xã đảm bảo đủ lượng hàng hóa “4 tại chỗ” phục vụ nhân dân theo các cấp độ giả định.
Theo Sở Công thương Hà Nội, lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong 1 tháng là tương đương 21.500 tỷ đồng nhưng lượng hàng hóa trong tháng dịch (tăng gấp 3 lần so với 1 tháng) là 64.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa trong 3 tháng có dịch là 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) là 21.500 tỷ đồng.Căn cứ lượng hàng hóa trên, các doanh nghiệp chủ động dự trữ hàng hóa theo bảng phân bổ của Sở Công Thương, khuyến khích các doanh nghiệp dữ trữ số lượng hàng nhiều hơn phương án đã đưa ra.
Sở Công Thương đã cử cán bộ phối hợp chặt chẽ với đầu mối tại các quận, huyện, thị xã và các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nắm bắt về tình hình hàng hóa, giá cả để kịp thời chỉ đạo các đơn vị bổ sung ngay hàng hóa tại các điểm bán thiếu hàng trong hệ thống hoặc chỉ đạo các doanh nghiệp khác tổ chức bán hàng lưu động để kịp thời cung cấp đủ hàng hóa phục vụ nhân dân.
Các quận, huyện, thị xã đảm bảo đủ lượng hàng hóa “4 tại chỗ” trên địa bàn, chủ động điều phối các phường, xã thuộc địa bàn; trong trường hợp thiếu hàng chủ động phối hợp với Sở Công Thương để điều tiết, cung ứng kịp thời. Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở Công Thương cùng các doanh nghiệp phải điều tiết hàng hóa mạnh, nhiều lần/ngày trong các hệ thống phân phối trong Thành phố, chỉ đạo doanh nghiệp phải tăng thêm nhiều kho dữ trữ hàng hóa tại các quận huyện và điều tiết từ kho hàng của các doanh nghiệp từ các tỉnh, thành phố khác.Đồng thời, các doanh nghiệp tăng cường bán hàng qua kênh thương mại điện tử và thực hiện giao hàng tại nhà.
Các kịch bản cung ứng hàng hóa của Hà Nội để ứng phó với dịch COVID-19
Về đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân khu vực bị cách ly, Sở Công thương Hà Nội xác định kịch bản và lượng hàng hóa phục vụ cho các khu vực bị cách ly theo các cấp độ.Dự kiến định mức nhu yếu phẩm cho 1 người trong 28 ngày: Gạo 16,8kg; thịt lợn 1,26kg; thịt trâu, bò 0,56 kg; thịt gia cầm 1,4 kg, trứng gia cầm 14 quả; thủy hải sản đông lạnh 1,45 kg; thực phẩm chế biến 1,26 kg; rau củ 8.96kg; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 56 gói; sữa uống (cho học sinh từ mẫu giáo đến cấp 3) 11 lít; gia vị (muối ăn, bột canh) 0,14kg; dầu ăn 0,84 lít; nước đóng chai 56 lít; khẩu trang kháng khuẩn 6 chiếc; khẩu trang y tế 84 chiếc; nước sát khuẩn 200ml; giấy vệ sinh 2 cuộn.
Theo đó, đưa ra các phương án đảm bảo nhu yếu phẩm cụ thể như sau:- Cấp độ 1: Có trường hợp bệnh xâm nhập trên địa bàn và xuất hiện 1 khu vực cách ly thuộc địa bàn 1 quận, huyện với số người trong khu vực cách ly 200 người và 2.350 người cách ly tại nơi ở trong thời gian 28 ngày. Hoạt động mua sắm hàng hóa vẫn diễn ra bình thường ở những khu vực không cách ly, xuất hiện tượng mua tích trữ hàng hóa.- Cấp độ 2: Khi dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn, xuất hiện nhiều khu vực cách ly, giả định có 5 khu vực cách ly với số người trong khu vực cách ly 1000 người và 12.750 người cách ly tại nơi ở trong thời gian 28 ngày. Tình hình cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn đáp ứng đầy đủ song vẫn có thể xảy ra thiếu hàng cục bộ tại một thời gian ngắn nhất định, do số lượng người dân đi mua hàng tăng cao vào một thời điểm, đặc biệt vào dịp cuối tuấn. Một số địa điểm kinh doanh thuộc khu vực cách ly ngừng hoạt động.- Cấp độ 3: Trên địa bàn có từ 20 ca nhiễm đến trên 1000 trường hợp mắc bệnh trở lên và nhiều khu vực cách ly thuộc địa bàn nhiều quận, huyện. Giả định có 10 khu vực cách ly với tổng số người trong khu vực cách ly 2000 người và 127.500 người cách ly tại nơi ở trong thời gian 28 ngày. Nhu cầu mua hàng tăng cao (từ 50% - 100%) so với ngày bình thường. Hàng hóa phải điều tiết mạnh, nhiều lần/ngày trong các hệ thống phân phối trong Thành phố. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp (TTTM, siêu thị,cửa hàng tiện lợi, chuỗi, chợ…) phải tạm ngừng hoạt động do nằm trong vùng cách ly. Các doanh nghiệp tăng cường bán hàng qua kênh thương mại điện tử và thực hiện giao hàng tại nhà.- Cấp độ 4: Trên địa bàn có trên 1.000 đến 3000 trường hợp mắc, 30 quận huyện đều có khu cách ly. Giả định mỗi quận, huyện có từ 1-5 khu vực bị cách ly đưa số khu vực cách ly từ 30-150 khu vực, với số người trong khu vực cách ly 30.000 người và 382.500 người cách ly tại nơi ở trong thời gian 28 ngày. Nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng mạnh trong nhiều ngày, phải tăng thêm nhiều kho dữ trữ hàng hóa tại các quận huyện, phải thực hiện điều tiết hàng hóa trong nội bộ thành phố và phải huy động một số hàng hóa thiếu nhiều ( thực phẩm, rau củ quả…) từ kho hàng của các doanh nghiệp từ các tỉnh, thành phố khác. - Cấp độ 5: Trên địa bàn có từ trên 3000 đến 30.000 trường hợp mắc khiến cho khoảng trên 2 triệu người dân Thành phố có nguy cơ lây nhiễm cao (chiếm gần 1/4 số dân trên địa bàn); người dân trên địa bàn chỉ ra khỏi nơi ở để mua nhu yếu phẩm. Hoạt động một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa số phải tạm ngừng, chỉ có một số điểm bán nhu yếu phẩm hoạt động theo chỉ đạo của Thành phố.Lượng hàng hóa cần cung ứng cho người dân trên địa bàn tăng đột biến, tiếp tục mở thêm các kho hàng để đưa hàng về tăng lượng dự trữ, trong trường hợp cần thiết phải mở các kho hàng dã chiến tại các vùng ngoại thành, điều tiết cung ứng hàng hóa từ các tỉnh về trong thời gian ngắn nhất. Huy động thêm các phương tiện để vận chuyển hàng hóa.
- Từ khóa :
- covid-19
- hà nội
- chính phủ
- bộ công thương
- nhu yếu phẩm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đảm bảo đủ nguồn hàng hóa phục vụ nhân dân
15:33' - 31/03/2020
Thành phố Hà Nội luôn đảm bảo đầy đủ nguồn hàng hóa phục vụ tốt cho nhân dân trong dịch COVID-19.
-
DN cần biết
Bổ sung quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu
17:28' - 30/03/2020
Việc kịp thời ban hành mẫu C/O mới giúp tháo gỡ vướng mắc của một số doanh nghiệp khi xuất khẩu sang một số thị trường CPTPP.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội gắn sản xuất tập trung với cung ứng hàng hóa cho thị trường
19:27' - 29/03/2020
Hà Nội đang triển khai một số chương trình, đề án lớn đảm bảo cung ứng hàng hóa an toàn thực phẩm ngày càng nhiều cho người dân trên địa bàn thủ đô.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.