Tàu mắc kẹt ở Suez: Doanh nghiệp ảnh hưởng sớm cung cấp thông tin cho Thương vụ Việt Nam
Ngày 29/3, ông Peter Berdowski, Giám đốc điều hành công ty trục vớt Boskalis (Hà Lan) tham gia giải cứu siêu tàu chở container Ever Given chắn ngang kênh đào Suez, cảnh báo vẫn còn thách thức ở phía trước bất chấp một số thành công trong nỗ lực giải cứu siêu tàu này do phần mũi tàu vẫn bị mắc kẹt trong cát.
Phát biểu trên đài phát thanh của Hà Lan, ông Berdowski nêu rõ: "Tin tốt lành là phần đuôi tàu không còn bị mắt kẹt, song theo quan điểm của chúng tôi đây là phần dễ dàng". Ông nhấn mạnh rằng thách thức vẫn còn ở phía trước bởi cần phải di chuyển cả con tàu trong khi khối lượng hàng hóa vẫn chất trên tàu.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie thông báo rằng siêu tàu Ever Given mang cờ Panama đã bắt đầu nổi lên sau những nỗ lực giải cứu mới nhất.
Vị trí của con tàu đã được dịch chuyển đáng kể và đạt tới 80%, với đuôi tàu di chuyển ra xa bờ khoảng 102 m thay vì 4 m. Đây được xem là bước tiến quan trọng sau nhiều nỗ lực giải cứu tàu Ever Given vốn bị mắc cạn và chặn ngang kênh đào Suez.
Theo ông Rabie, các hoạt động lai dắt tàu Ever Given dự kiến tiếp tục được thực hiện trong ngày 29/3 khi mực nước tăng lên đến độ cao tối đa trong khoảng thời gian từ 11h30 sáng cùng ngày (theo giờ địa phương, tức 16h30 giờ Hà Nội) lên đến 2 mét, cho phép điều chỉnh hoàn toàn hành trình của con tàu trên tuyến đường thủy ở kênh đào Suez.
Ông Rabie cho biết thêm rằng hoạt động hàng hải trong kênh đào Suez sẽ hoạt động trở lại sau khi tàu được thả nổi hoàn toàn và di chuyển đến khu vực Hồ Đắng để kiểm tra kỹ thuật.
Trước đó, các trang mạng giám sát hoạt động đường biển Vesselfinder và myshiptracking công bố các hình ảnh cho thấy phần đuôi tàu đã dần dịch chuyển ra xa phần bờ phía Tây của kênh đào Suez. Giới chức Ai Cập đã triển khai nhiều nỗ lực để giải cứu con tàu khổng lồ này, lực lượng cứu hộ đã làm việc liên tục trong suốt 7 ngày qua.
Trước tiến triển trong hoạt động giải cứu tàu Ever Given, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã bày tỏ cảm ơn những người đang tham gia giải cứu tàu Ever Given ở kênh đào Suez.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tổng thống Sisi nhấn mạnh bằng cách khôi phục mọi hoạt động trở về trạng thái bình thường, với công sức của người Ai Cập, cả thế giới có thể yên tâm về lộ trình vận chuyển hàng hóa qua tuyến hàng hải huyết mạch này.
Cũng liên quan đến sự cố mắc kẹt tàu ở kênh đào Suez, theo Bí thư thứ nhất, Trưởng bộ phận Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, ông Nguyễn Duy Hưng, hiện chưa có thống kê chính thức số lượng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu đi các nước phải nằm chờ trên các con tàu ngoài khơi kênh đào Suez, do một số hãng vận tải hàng hải như Maersk, CMS CGM đã quyết định đưa 1 số tàu chạy vòng qua mũi Hảo vọng (Nam Phi) để sang châu Âu với tính toán là thời gian có thể nhanh hơn.
Theo Cơ quan quản lý Kênh đào Suez, số tàu bị kẹt là trên 350 tàu và phải cần ít nhất từ 3-6 ngày để lưu thông hết số lượng trên. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ sau khi thông tuyến, do số lượng lớn các tàu cần cập bến tại các cảng lớn nên có thể gây ra ngẽn tại các cảng và do đó thời gian chờ bốc dỡ hàng sẽ kéo dài hơn.
Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập khuyến cáo rằng các công ty, doanh nghiệp Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với hãng tàu vận chuyển đường biển để cập nhật thông tin về khả năng vận tải, thời gian cập cảng và bốc dỡ hàng cũng như vấn đề bảo hiểm của hãng tàu đối với vấn đề hoãn hủy lịch trình, giao hàng chậm hay việc hàng hóa có thể bị hư hại trên tàu, đặc biệt đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần làm việc với đối tác nhập khẩu để giải quyết những phát sinh (nếu có) liên quan đến việc giao hàng chậm, tránh đẩy vấn đề trở thành các tranh chấp thương mại.
Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng cần sớm cung cấp thông tin cho Thương vụ Việt Nam để có thể nắm bắt, hỗ trợ hoặc can thiệp với các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý tại các cảng biển nơi đến tránh trường hợp có thể gặp bất lợi trong thời gian chờ bốc dỡ hoặc lưu kho bãi đối với hàng hóa đến từ Việt Nam.
Hiện nhà chức trách Ai Cập chưa thông báo mức hỗ trợ ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ai Cập trung bình mỗi tháng đạt gần 40 triệu USD trong đó mặt hàng nông thủy sản lớn nhất là cá đông lạnh (khoảng 3 triệu USD) còn lại là hạt điều, cà phê và hạt tiêu (mỗi loại trung bình từ 1,5 đến 2 triệu USD/tháng).
Việc chậm giao hàng trong khi tháng lễ Ramadan bắt đầu chỉ khoảng 2 tuần nữa cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa tại Ai Cập, tác động đến các nhà nhập khẩu Ai Cập và hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng vận tải và đóng tàu “ăn nên làm ra” lúc kênh đào Suez tắc nghẽn
18:44' - 29/03/2021
Hãng vận tải tàu lớn nhất của Hàn Quốc HMM Co., có cổ phiếu tăng 15,96% lên gần mức cao kỷ lục thiết lập phiên cuối tuần qua là 34.150 won (0,3 USD)/cổ phiếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự cố tại kênh đào Suez: Linh hoạt gỡ khó cho doanh nghiệp
16:20' - 29/03/2021
Mấy ngày nay sự cố siêu tàu container mắc kẹt tại kênh đào Suez - điểm quan trọng trên hành trình xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Sự cố tại kênh đào Suez không ảnh hưởng trực tiếp tới các hãng tàu của Việt Nam
16:04' - 29/03/2021
Theo Cục hàng hải Việt Nam, hiện nước ta sẽ không có doanh nghiệp vận tải biển nào bị ảnh hưởng trực tiếp về quá trình vận chuyển hàng hóa đi qua kênh đào Suez.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.