Tàu vũ trụ Starliner của Boeing "cập bến" ISS
Hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams đã theo dõi khi tàu vũ trụ tự thực hiện các thao tác cuối cùng, kết nối với ISS vào 13h34 theo giờ miền Đông nước Mỹ (0h34' ngày 7/6 theo giờ Việt Nam).
Hoạt động kết nối với ISS ban đầu được lên kế hoạch diễn ra sớm hơn khoảng 1 giờ, nhưng đã bị trì hoãn do các phi hành gia phải khắc phục sự cố ở một số động cơ đẩy điều khiển hệ thống kiểm soát phản ứng (RCS) nhằm đảm bảo Starliner có thể thực hiện các thao tác chính xác.
Trước đó, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết tàu Starliner đã phát sinh thêm 2 vết rò rỉ khí helium kể từ khi đi vào quỹ đạo, ngoài vết rò rỉ đã được biết trước khi tàu "cất cánh" nhưng các chuyên gia quyết định không sửa chữa vì tỷ lệ rò rỉ nằm trong giới hạn có thể kiểm soát được.
Helium là loại khí không độc hại và không cháy, được dùng để tạo áp suất cho hệ thống động cơ đẩy của Starliner. Vẫn chưa rõ liệu hiện tượng rò rỉ khí helium và các vấn đề về động cơ đẩy có liên quan với nhau hay không.
Chuyến hành trình đầu tiên của phi hành đoàn CST-200 Starliner tới ISS được xem là dấu mốc quan trọng đối với tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ, trong bối cảnh hãng này đang nỗ lực giành thị phần lớn hơn trong hoạt động kinh doanh giàu lợi nhuận này của NASA.
NASA đã sử dụng tàu Dragon của tập đoàn công nghệ SpaceX để đưa các phi hành đoàn lên ISS kể từ năm 2020, chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài gần một thập kỷ vào tên lửa của Nga sau khi chương trình Tàu con thoi kết thúc.
- Từ khóa :
- tàu vũ trụ Starliner
- Boeing
- ISS
- tàu Starliner
Tin liên quan
-
Công nghệ
Nhật Bản củng cố ngành công nghiệp bán dẫn đang hồi sinh trong nước
09:06' - 07/06/2024
Các trường cao đẳng và đại học trên khắp Nhật Bản đang nỗ lực toàn diện để đào tạo các nhà nghiên cứu và kỹ sư chuyên ngành nhằm củng cố ngành công nghiệp bán dẫn đang hồi sinh của đất nước.
-
Công nghệ
ASEAN nghiên cứu quản trị AI từ góc nhìn công tư
15:58' - 04/06/2024
Ngày 4/6 đã diễn ra Đối thoại Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 11 tại Jakarta. Đây là cuộc thảo luận nền tảng về quản trị Trí tuệ nhân tạo (AI) từ góc nhìn của cả khu vực công và tư nhân.
-
Công nghệ
Nvidia sẽ ra mắt nền tảng chip trí tuệ nhân tạo thế hệ mới vào năm 2026
09:14' - 04/06/2024
Giám đốc điều hành (CEO) của Nvidia, Jensen Huang, cho biết, nền tảng chip trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ tiếp theo của công ty được gọi là Rubin sẽ được triển khai vào năm 2026.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03'
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11'
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15'
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
-
Công nghệ
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
11:10' - 20/11/2024
Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị thương phẩm, lợi thế cạnh tranh cao.