Thách thức trong quá trình phát triển năng lượng bền vững của ASEAN
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia khác nhau chẳng hạn như mức tăng trưởng bình quân hàng năm của các quốc gia là 5%/năm, nhưng của Lào và Campuchia có thể đạt 7%/năm và thậm chí 8%/năm như đối với trường hợp của Myanmar.
Các quốc gia nên chủ động tìm kiếm hợp tác với các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và nghiên cứu đưa ra các lựa chọn về vấn đề nợ mới hoặc vốn chủ sở hữu.Một công cụ tài chính được xem là lựa chọn tối ưu đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này là trái phiếu xanh. Trái phiếu xanh tương tự như trái phiếu thông thường nhưng chúng được sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc dự án có lợi cho khí hậu và môi trường sống. Các dự án năng lượng tái tạo lớn có thời gian hoàn vốn dài hơn có thể tranh thủ sự trợ giúp của Ngân hàng Phát triển Mekong (MDB) hoặc các cơ quan tín dụng khác để tìm kiếm nguồn tài chính. Bên cạnh đó, cần mua bảo hiểm để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện.Bên cạnh vấn đề tài chính để thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, các quốc gia ASEAN cũng cần xây dựng chính sách hợp lý đối với việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Đó chính là việc loại bỏ chính sách trợ giá sử dụng năng lượng truyền thống. Các quốc gia như Brunei và Malaysia sử dụng một khoản tiền lớn trong ngân sách quốc gia để trợ giá nhiên liệu hóa thạch. Đặc biệt ở Malaysia, vấn đề trợ cấp xăng hoặc dầu diesel là một vấn đề chính trị gây nhiều tranh cãi. Việc loại bỏ các khoản trợ cấp như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của người dân và ảnh hưởng đến tình hình chính trị đất nước, do đó chính phủ luôn cân nhắc và thận trọng trong việc này.Sẽ là quá xa vời khi cho rằng người dân của các quốc gia Đông Nam Á sẽ chuyển sang sử dụng xe điện (EV) trong một vài năm tới. Do vậy, trong những năm tới, các quốc gia vẫn phải cung cấp nhiên liệu truyền thống cho người dân, cho ngành vận tải cho đến khi các nhiên liệu sinh học như xăng ethanol, năng lượng Mặt Trời… đáp ứng đủ tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.Tuy nhiên, đối với lĩnh vực phát điện, cần loại bỏ sự phụ thuộc vào nguồn than đá và khí đốt tự nhiên. Điều này có nghĩa là phải loại bỏ các khoản trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch đang được sử dụng để sản xuất điện.Bên cạnh đó, người dân cần đồng lòng tham gia hưởng ứng việc tạo ra năng lượng tái tạo. Điều này sẽ đem lại sự khích lệ, động viên rất lớn đối với những người đang làm việc trong quá trình sản xuất năng lượng tái tạo. Thực tế đã chứng minh, các lưới điện tái tạo tại vùng nông thôn của Indonesia, Myanmar và Philippines đã cho thấy năng lượng tái tạo không chỉ tốt cho môi trường mà còn là một giải pháp thiết thực cho ngành điện và đem lại lợi ích to lớn cho những người dân chưa được tiếp cận với ánh sáng điện.Tóm lại, xây dựng, sản xuất năng lượng tái tạo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Đó là một nhiệm vụ lâu dài, đầy khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, nếu được thực hiện tốt, nó sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả chúng ta và đó là mục tiêu mà các quốc gia thành viên ASEAN nên hướng tới./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Sẽ xây Trung tâm năng lượng Mặt Trời nổi đầu tiên ở châu Phi
10:53' - 05/12/2018
Bờ Biển Ngà sẽ xây dựng Trung tâm năng lượng Mặt Trời nổi đầu tiên ở châu Phi, nhằm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong nguồn năng lượng tổng hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Vướng chính sách, nhiều dự án năng lượng trọng điểm gặp khó
17:08' - 18/11/2018
Nhiều cơ chế, chính sách đã và đang là rào cản khiến cho việc triển khai các dự án năng lượng trọng điểm gặp nhiều khó khăn.
-
DN cần biết
Nguồn vốn đầu tư cho năng lượng chưa tăng đủ mạnh
20:54' - 12/11/2018
Theo SEforALL, nguồn tài chính đầu tư cho năng lượng tăng chưa đủ nhanh để đáp ứng mục tiêu toàn bộ dân số thế giới được sử dụng điện vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài chiếm lĩnh thị trường năng lượng tái tạo Hàn Quốc
07:26' - 29/10/2018
Số lượng máy phát điện xuất xứ từ nước ngoài tại thị trường năng lượng tái tạo Hàn Quốc tăng mạnh trong những năm vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09'
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53'
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13'
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tìm giải pháp cho tình trạng thiếu lao động
09:16' - 21/12/2024
Theo quyết định của chính phủ Hàn Quốc, số lượng lao động theo thị thực lao động E-9 cho năm tới được ấn định ở mức 130.000 người, giảm 35.000 lao động so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ
08:17' - 21/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Hạ viện Mỹ chiều tối ngày 20/12 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật sửa đổi để không đẩy chính phủ Mỹ rơi vào tình cảnh phải đóng cửa một phần.
-
Kinh tế Thế giới
Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc
18:40' - 20/12/2024
Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tung ra gói cứu trợ 10.000 tỷ NDT nhằm giúp các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ “ẩn”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Nhật Bản cắt giảm trợ cấp xăng dầu để hướng tới trung hòa carbon
18:28' - 20/12/2024
Giá xăng bán lẻ trung bình ở Nhật Bản hiện khoảng 175 yen (1,12 USD)/lít và dự kiến sẽ tăng hơn 5 yen do chính phủ thông báo sẽ cắt giảm trợ cấp cho các nhà bán buôn dầu.