Thách thức với Indonesia khi muốn vào nhóm nước thu nhập trên trung bình
Báo Jakarta Post số ra mới đây đăng bài viết cho hay Ngân hàng Thế giới (WB) phân chia nền kinh tế của các quốc gia thành bốn nhóm thu nhập: cao, trên trung bình, trung bình thấp và thấp. Các quốc gia được phân loại có thu nhập trên trung bình là những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người từ 3.896 USD đến 12.055 USD.
Với thu nhập bình quân đầu người ở mức 3.846 USD vào năm 2017, Indonesia đang tiến gần lên nhóm quốc gia có thu nhập trên trung bình (UMIC) và dự kiến sẽ gia nhập nhóm trong vòng 5 năm tới. Thứ tự xếp hạng mới này sẽ là tín hiệu tốt để Indonesia nỗ lực cố gắng. Từ năm 1998 đến năm 2002, Indonesia đã ở nhóm thu nhập thấp (LIC). Năm 2003, Indonesia đã trở lại nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp (LMIC).
Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, nền kinh tế Indonesia sẽ tăng gấp đôi quy mô trong 20 năm nữa. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu dự báo này, cần nhiều nỗ lực từ chính phủ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự tiến bộ và chất lượng của sự phát triển kinh tế thể hiện qua kết quả thu nhập bình quân trên đầu người và quy mô phát triển nền kinh tế của quốc gia.
Các nước được coi là thu nhập trên trung bình phải là quốc gia có sự thay đổi cơ cấu, đẩy mạnh phát triển kinh tế và đây thực sự được coi là bước đệm để nâng cấp lên vị trí cao hơn.
Hiện nay, đặc điểm của kinh tế giữa các quốc gia trong nhóm UMIC khá đa dạng. Độ chênh lệch về thu nhập đầu người lớn, như Costa Rica có thu nhập bình quân đầu người là 11.120 USD, trong khi đó Algeria chỉ ở mức 3.940 USD. Rõ ràng là các vấn đề kinh tế, thu nhập của các quốc gia trong nhóm UMIC không đảm bảo ổn định, một số quốc gia đã ít nhất một lần rơi vào nhóm trung bình thấp và thấp.
Chẳng hạn, Angola đã mất vị trí trong nhóm UMIC năm 2016, Brazil đã có 27 năm trong nhóm UMIC, nhưng sau đó rơi xuống nhóm LMIC năm 2002 và nhóm LIC năm 2005. Belarus đã chuyển từ nhóm UMIC xuống nhóm LMIC vào năm 1994 trước khi trở lại nhóm UMIC năm 2007 và chỉ vào nhóm thu nhập cao (HIC) đúng một năm (2015). Venezuela cũng chỉ có thể duy trì trong nhóm HIC một năm (2014).
Tuy nhiên, cũng có một số nước thành công như Bahrain đã cố gắng trong phát triển kinh tế để từ nhóm UMIC lên nhóm HIC vào năm 2001. Chile cũng đã thành công khi là thành viên nhóm HIC vào năm 2012. Hàn Quốc vào những năm 1950 có nền kinh tế tương tự như Indonesia, nhưng quốc gia này đã gia nhập nhóm HIC vào năm 2001.
Đầu những năm 1990, người ta tin rằng Indonesia, Malaysia và Thái Lan sẽ chuyển đổi thành công và gia nhập nhóm thu nhập cao với các cách thức đạt được khác nhau. Giữa những năm 1950 và đầu những năm 1990, ba nước này có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất thế giới, do phần lớn thu nhập và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng có được là nhờ đầu tư vào ngành sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Giai đoạn tăng trưởng này đã đi kèm với sự thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng GDP và sản phẩm xuất khẩu của ba nước rất ấn tượng, rất ít quốc gia trong khu vực châu Á chuyển đổi thành công được như vậy.
Mới đây, báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán Indonesia sẽ trở thành một trong bảy cường quốc châu Á trong vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề quan trọng mà chính Indonesia phải tự giải quyết như tình trạng chênh lệch giữa các khu vực rất lớn.
Cụ thể GDP bình quân đầu người ở Jakarta là 13.000 USD hiện bằng Ba Lan, nhưng Bắc Kalimantan chỉ 6.700 USD tương đương Trung Quốc, trong khi Đông Nusa Tenggara chỉ 950 USD ngang với Campuchia. Một vấn đề nữa, tỷ lệ nghèo ở các tỉnh Papua và Tây Papua cao gấp nhiều lần so với Java.
Chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các đảo của Indonesia đã bị nới rộng trong thập kỷ qua. Do đó, giải quyết khoảng cách trong tốc độ phát triển ở các địa phương là điểm mấu chốt để Indonesia gia nhập nhóm UMIC./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia: Thời cơ cải cách kinh tế sau bầu cử
06:00' - 26/04/2019
Tổng thống Jokowi và các thành viên chính phủ của ông đã đạt được những kết quả rất quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống đường bộ, đường sắt và sân bay của Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Malaysia phản đối quyết định cấm dầu cọ của EU
06:30' - 20/04/2019
Hai nước cảnh báo mạnh mẽ rằng đã chuẩn bị để thực hiện các biện pháp trả đũa. Hai nước sẽ không ngần ngại đưa vụ việc lên WTO, bên cạnh việc thực hiện các hành động đơn phương.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia: Điểm đến du lịch halal tốt nhất thế giới
08:38' - 15/04/2019
Dựa trên xếp hạng Chỉ số Du lịch Hồi giáo toàn cầu (GMTI) 2019, Indonesia đã được mệnh danh là điểm đến du lịch tốt nhất thế giới, vượt xa 130 điểm đến trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia chi 1,4 tỷ USD trang bị vũ khí phòng thủ chiến lược
08:12' - 13/04/2019
Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký 22 hợp đồng với các công ty sản xuất quốc phòng trong nước để mua thiết bị cho việc chế tạo vũ khí phòng thủ chiến lược, với tổng giá trị 2.000 tỷ Rupiah (1,4 tỷ USD)
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia được gì trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Australia?
06:30' - 10/04/2019
Quan hệ thương mại giữa Indonesia và Australia được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ và nâng lên một tầm cao mới khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia (IA-CEPA) có hiệu lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này