Indonesia và Malaysia phản đối quyết định cấm dầu cọ của EU
Báo Jakarta Post số ra mới đây đăng bài viết cho hay Indonesia và Malaysia kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN thành lập một mặt trận thống nhất để thể hiện sự ủng hộ hoàn toàn với Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, cả hai nhà lãnh đạo đã ký và gửi một lá thư chung để chính thức phản đối kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) loại bỏ dầu cọ ra khỏi thị trường.
Indonesia và Malaysia là hai quốc gia sản xuất hơn 80% sản lượng dầu cọ toàn cầu và hai nước đã tạo ra một thời khắc lịch sử cho ASEAN vì đây có thể là lần đầu tiên các thành viên ASEAN cùng gửi thư phản đối tới một quốc gia hoặc khối thương mại khác.
Hai nước cảnh báo mạnh mẽ rằng đã chuẩn bị để thực hiện các biện pháp trả đũa. Hai nước sẽ không ngần ngại đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bên cạnh việc thực hiện các hành động đơn phương.
Chính phủ Indonesia và Malaysia đều coi đây là một chiến lược kinh tế và chính trị có chủ ý, có tính toán và bất lợi để loại bỏ dầu cọ khỏi thị trường EU.
Tháng trước, Ủy ban châu Âu đã bỏ việc sử dụng dầu cọ làm cơ sở cho nhiên liệu sinh học, đổ lỗi cho việc trồng dầu cọ đã dẫn đến nạn phá rừng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường. Nhiên liệu sinh học với thành phần dầu cọ sẽ bị cấm hoàn toàn vào năm 2021.
Khi quy định này có hiệu lực, Chính phủ Indonesia và Malaysia sẽ xem xét mối quan hệ với EU nói chung, cũng như các quốc gia thành viên. Điều này có thể bao gồm việc xem xét hoãn các cuộc đàm phán hợp tác, như các hợp đồng mua sắm và nhập khẩu chính từ EU.
Trong một lá thư gửi đến các đối tác ASEAN ngày 14/1, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno LP Marsudi tuyên bố rằng việc EU loại dầu cọ ra khỏi thị trường đang làm tổn hại lợi ích của các quốc gia sản xuất dầu cọ ASEAN và ảnh hưởng đến quan hệ đối thoại ASEAN-EU trên một cấp độ chiến lược.
Singapore là một ngoại lệ, còn tất cả các thành viên ASEAN đều là các nhà xuất khẩu hàng hóa và nguyên liệu lớn. Do đó, ASEAN nên gửi một cảnh báo mạnh mẽ tới các đối tác thương mại, đặc biệt là phương Tây, để họ suy nghĩ kỹ trước khi thay đổi chính sách hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á.
Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN đang ở một vị thế đủ mạnh để trả đũa bất kỳ hành động trừng phạt và phân biệt đối xử nào của các đối tác thương mại. Nhiều thập kỷ trước, các nước châu Âu thường trích dẫn nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như bảo vệ môi trường và nhân quyền, để đảm bảo sự thống trị kinh tế của họ.
Indonesia và Malaysia không tin rằng chính sách dầu cọ của EU chỉ dựa vào việc bảo vệ hành tinh của chúng ta. EU cố tình quên đi những nỗ lực lớn của Indonesia và Malaysia trong việc bảo vệ môi trường và EU trừng phạt ASEAN chỉ để bảo vệ các sản phẩm không cạnh tranh của họ.
Bài viết kết luận, các vấn đề về quyền con người, bảo hộ lao động, thực thi thương mại không công bằng, tham nhũng hoặc lạm quyền thường được các nước phương Tây viện dẫn để ra lệnh cho các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc từng trường hợp, EU nên ngừng sử dụng các chiến thuật để áp đặt ý chí của mình trong các vấn đề thương mại và kinh tế, và ASEAN nên đoàn kết như một nhóm khu vực để phản đối các hành động này./.
- Từ khóa :
- dầu cọ
- indonesia
- malaysia
- các nước asean
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia: Điểm đến du lịch halal tốt nhất thế giới
08:38' - 15/04/2019
Dựa trên xếp hạng Chỉ số Du lịch Hồi giáo toàn cầu (GMTI) 2019, Indonesia đã được mệnh danh là điểm đến du lịch tốt nhất thế giới, vượt xa 130 điểm đến trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
“Hạt nhân” của chiến dịch tranh cử Tổng thống Indonesia
06:30' - 11/04/2019
Báo Jakarta Post số ra mới đây có đăng bài viết tập trung phân tích về cuộc tranh luận cắt giảm thuế của hai ứng cử viên Tổng thống Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia được gì trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Australia?
06:30' - 10/04/2019
Quan hệ thương mại giữa Indonesia và Australia được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ và nâng lên một tầm cao mới khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia (IA-CEPA) có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia: Giải pháp nào để vượt "bẫy" thu nhập trung bình?
06:30' - 03/04/2019
Malaysia cần tiến hành hàng loạt cải cách về vấn đề phân quyền trong việc ra quyết định, nhằm xây dựng một nền kinh tế trí thức và đưa nước này bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tâm lý hoài nghi về cam kết cải cách của Chính phủ Malaysia
07:03' - 26/03/2019
Gần một năm từ khi Liên minh PH giành chiến thắng tại Malaysia và đánh dấu lần đầu tiên liên minh đối lập giành thắng lợi trong tổng tuyển cử kể từ 1957, sự thay đổi vẫn chưa diễn ra như kỳ vọng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia doạ tẩy chay máy bay chiến đấu EU
22:05' - 24/03/2019
Ngày 24/3, Malaysia cảnh báo có thể đáp trả kế hoạch của EU hạn chế nhiên liệu sinh học làm từ dầu cọ bằng cách tẩy chay các máy bay chiến đấu của các công ty vũ khí EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.