Thái Lan đặt mục tiêu trở thành “trung tâm kỹ thuật số ASEAN”
Hội thảo với chủ đề “Thái Lan kỹ thuật số 2021: Công nghệ đám mây và kết nối Huawei” do Bangkok Post và Huawei Technologies Thailand đồng tổ chức tại Bangkok mới đây cho thấy Thái Lan đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và thiết lập một hệ thống sinh thái nhằm đưa nước này trở thành trung tâm số của ASEAN.
Phát biểu tại cuộc hội thảo trên, Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwon cho biết công nghệ đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển của Thái Lan trong bối cảnh nước này đang tiến vào kỷ nguyên chiến lược Thailand 4.0.Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwon chia sẻ Thái Lan đang phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ của mình để mở đường cho việc trở thành một trung tâm kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á.
Theo Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwon, Thái Lan là một trong những nước đầu tiên phát triển công nghệ 5G với mục đích thương mại. Nhiều địa điểm tại Vùng Phát triển đặc biệt phía Đông hay còn gọi là Hành lanh Kinh tế phía Đông (EEC) đã áp dụng công nghệ này.Các công nghệ kỹ thuật số như 5G, đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) là cơ sở hạ tầng quan trọng để đưa Thái Lan trở thành một trung tâm kỹ thuật số của khu vực.
Chính phủ Thái Lan ghi nhận tầm quan trọng của việc phát triển công nghệ. Điều này sẽ thúc đẩy Kế hoạch Phát triển Nền kinh tế và Xã hội số trên cơ sở hợp tác giữa các lĩnh vực công - tư.Tướng Prawit cho biết mục tiêu của kế hoạch trên là phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ mới, dữ liệu, nguồn nhân lực và các tài nguyên kỹ thuật số khác nhằm phát triển kinh tế một cách cân bằng, bền vững và thịnh vượng.
Cũng trong cuộc hội thảo trên, Bộ trưởng Kinh tế và Xã hội số Buddhipongse Punnakanta cho biết một làn sóng hạ tầng viễn thông mới đang được phát triển ở nước này, bao gồm các trung tâm dữ liệu, cáp ngầm cũng như các mạng 5G.Thái Lan được cho là một trong những nước ASEAN đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ thương mại 5G kể từ cuộc bán đấu giá giấy phép kinh doanh 5G vào ngày 16/2 vừa qua. Các nhà mạng di dộng giành được giấy phép kinh doanh trong các dải tần 5G có trách nhiệm triển khai mạng của mình ở khu vực EEC trong năm đầu tiên vận hành dịch vụ 5G.
Bộ Kinh tế và Xã hội số đã giao cho công ty viễn thông nhà nước TOT thiết lập một trung tâm dữ liệu mới vào năm 2021 để đón đầu nhu cầu từ lĩnh vực tư nhân. TOT đang nghiên cứu chi tiết về trung tâm dữ liệu trên, bao gồm việc đánh giá năng lực xử lý dữ liệu. Trong cuộc hội thảo trên, Tập đoàn công nghệ Huawei đã giới thiệu các công nghệ đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và 5G mới nhất. Những công nghệ này sẽ làm gia tăng giá trị trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và thúc đẩy nền kinh tế. Cuộc hội thảo thu hút khoảng 800 người tham gia./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật số
19:17' - 14/11/2020
Theo Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN ước tính sẽ tăng từ 1,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 lên 8,5% GDP vào năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kêu gọi tiến hành "cách mạng kỹ thuật số toàn diện"
14:01' - 14/11/2020
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lạc quan và cho rằng trong khó khăn vẫn có những cơ hội, một trong số đó là thúc đẩy số hóa trong các lĩnh vực.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về tốc độ phát triển kỹ thuật số
10:12' - 03/11/2020
Nhật báo Business Times (Singapore) đưa tin, các nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam đã mang lại tốc độ phát triển lớn nhất cho Việt Nam trong số các nền kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Rào cản đối với sự phát triển kinh tế kỹ thuật số
05:30' - 02/11/2020
ASEAN được dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030 và quá trình chuyển đổi này là nhờ lực lượng dân số trẻ ngày càng hiểu biết về công nghệ và sự gia tăng vị thế kinh tế xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hơn 3,3 triệu người dân được hướng dẫn kỹ năng số, sử dụng dịch vụ công
13:30' - 05/07/2025
Nhiều địa phương áp dụng hiệu quả mô hình “1 kèm 1”, trong đó mỗi tình nguyện viên trực tiếp hướng dẫn một người dân theo phương châm “cầm tay chỉ việc”, giúp người học tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn.
-
Công nghệ
Bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân của trẻ em trong thời đại số
07:30' - 05/07/2025
Dữ liệu cá nhân, đặc biệt là dữ liệu cá nhân của trẻ em, không chỉ là thông tin đơn thuần mà còn liên quan trực tiếp đến quyền riêng tư, tính an toàn và sự phát triển lành mạnh của trẻ.
-
Công nghệ
Tăng tốc số hóa, nâng hiệu quả chính quyền địa phương sau sắp xếp
13:30' - 04/07/2025
Tỉnh Nghệ An triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó trọng tâm là duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các “Tổ công nghệ số cộng đồng” và “Đội hỗ trợ phản ứng nhanh”.
-
Công nghệ
Intel có thể từ bỏ công nghệ 18A để cạnh tranh với TSMC
08:24' - 04/07/2025
Tân Giám đốc điều hành (CEO) của Intel, ông Lip-Bu Tan, đang xem xét một sự thay đổi mang tính chiến lược đối với mảng kinh doanh gia công chip của công ty nhằm thu hút các khách hàng lớn.
-
Công nghệ
Khử mặn nước biển để cứu nông nghiệp giữa hạn hán lịch sử
15:56' - 03/07/2025
Giữa vùng đất khô hạn Chtouka của Maroc, những cánh đồng cà chua bi vẫn xanh tươi nhờ một nguồn nước duy nhất nước biển đã qua khử mặn.
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30' - 03/07/2025
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.