Tham gia AEC, lao động Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt
Vào ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập, sẽ tạo nên một thị trường đơn nhất với thị trường lao động lành nghề. Sự dịch chuyển “tự do” này vừa là cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động các nước ASEAN vào Việt Nam, tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước.
Thứ hạng kém
Số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi lớn từ những tác động của việc hình thành Cộng đồng ASEAN về tăng trưởng việc làm, nâng cao năng suất lao động, nhất là năng suất lao động ngành công nghiệp…
Chất lượng lao động của Việt Nam cũng đã từng bước được nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 50% trong vòng 10 năm trở lại đây.
Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã từng bước làm chủ được khoa học công nghệ, một số người đã đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang xuất khẩu nhiều lao động sang các nước ASEAN, đặc biệt là Malaysia với hàng nghìn chỉ tiêu mỗi năm, làm nhiều loại ngành nghề khác nhau. Nhiều ngân hàng, doanh nghiệp Việt Nam đã mở chi nhánh, hoạt động khá hiệu quả tại Lào, Campuchia cũng cho thấy khả năng hội nhập nhanh chóng của lao động Việt Nam trong ASEAN gắn với dòng di chuyển thương mại, vốn đầu tư, dịch vụ.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn đó những thách thức đối với Việt Nam. Do xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, do vậy tỷ lệ lao động tham gia thị trường lao động chính thức còn thấp, đạt khoảng 30%.
Chất lượng, cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Đại đa số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa qua đào tạo. Mặc dù lao động đã qua đào tạo (học nghề chính quy và thường xuyên, phi chính thức, học nghề dưới 3 tháng và học nghề tại doanh nghiệp) có tăng lên nhưng vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 38% tổng lực lượng lao động.
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn hạn chế, có khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vực.Nếu lấy thang điểm là 10, Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm – xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác.
Sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ, cũng như trạng thái tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN của lao động Việt Nam chưa cao.
Chẳng hạn, chỉ xét về đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn, rất ít lao động Việt Nam học các thứ tiếng Thái Lan, Lào, Campuchia hoặc tiếng của các nước ASEAN khác, do đó khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới khó khăn. Thêm vào đó, hạn chế về tiếng Anh cũng ảnh hưởng tới cơ hội cạnh tranh tìm việc làm.
Vấn đề kỷ luật lao động, ý thức tuân thủ pháp luật cũng như cường độ lao động cũng cần có giải pháp khắc phục. Đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Nếu không ý thức được điều này, lao động Việt Nam sẽ thua ngay trên “sân nhà” bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề với nhiều quốc gia trong ASEAN.
Nhận định về nguyên nhân của vấn đề này, ông Nguyễn Quang Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định: Hiện 47% lực lượng lao động Việt Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, với năng suất, thu nhập thấp. Khoảng 3/5 lao động Việt Nam đang làm các công việc dễ bị tổn thương.
Nhìn chung, năng suất và mức tiền lương của Việt Nam khá thấp so với các nền kinh tế trong ASEAN như: Malaysia, Singapore và Thái Lan.
Nguồn nhân lực có chất lượng thấp và năng lực cạnh tranh chưa cao, có nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực, chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa dạy chữ với dạy người, dạy nghề.
Mặt khác, hệ thống thông tin của thị trường lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém, hạn chế, như: Bị chia cắt giữa các vùng miền; khả năng bao quát, thu thập và cung ứng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu các đối tác trên thị trường lao động, đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động.Hệ thống chỉ tiêu về thị trường lao động tuy đã ban hành nhưng chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, thiếu thống nhất và khó so sánh với quốc tế, do đó chưa đánh giá được hiện trạng của cung - cầu lao động, các “nút thắt” về nhu cầu nhân lực trong nước. Ngoài ra, Việt Nam còn thiếu mô hình dự báo thị trường lao động tin cậy và nhất quán, thiếu đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác thống kê, phân tích, dự báo.
Ưu tiên đầu tư cho đào tạo nghề nghiệpĐể có thể nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho lao động Việt Nam, nhất là khi Cộng đồng ASEAN được hình thành, ông Tào Huy Bằng, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiến nghị cần có sự phối hợp của các bộ, ngành, các cấp, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội gắn với việc làm.Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp; tập trung dự báo thị trường ngắn hạn và dài hạn; phát triển, kết nối thị trường lao động với các nước trong khu vực; mở rộng, phát triển thị trường lao động ngoài nước phù hợp với trình độ, kỹ năng của lao động Việt Nam.
Cùng với đó, Việt Nam cần đổi mới cơ cấu giáo dục nghề nghiệp, gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp…
Bên cạnh đó, cần coi đầu tư đào tạo nghề nghiệp là đầu tư cho phát triển, ưu tiên đầu tư trong từng chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng, ngành; hình thành thang giá trị nghề nghiệp trong xã hội…
Theo ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, điều quan trọng nhất là bản thân người lao động cần được trang bị kỹ về trình độ chuyên môn, kiến thức.
Kiến thức ở đây bao gồm cả kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức về nước mà người lao động định đến làm việc, cũng như môi trường làm việc, văn hóa xã hội của nước đó, để khi người lao động di chuyển sang có thể hòa nhập ngay với xã hội và môi trường công việc.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp để định hướng, giúp cho người lao động hiểu được muốn làm việc tại các nước ASEAN, cần tự định hướng và có sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức, trình độ chuyên môn…/.
Phúc Hằng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năng suất lao động - động lực dẫn dắt tăng trưởng
07:30' - 02/10/2015
Năng suất lao động phải trở thành động lực cốt lõi dẫn dắt tăng trưởng. Việt Nam phải đẩy mạnh cải thiện năng suất nội ngành, nội khu vực thông qua cải tiến công nghệ, quy mô và trình độ lao động.
-
Kinh tế Việt Nam
Năng suất lao động thấp: Nút thắt cho sự phát triển
09:29' - 01/10/2015
Năng suất lao động thấp sẽ là “nút thắt” trong quá trình phát triển nếu không được xử lý kịp thời. Trong vòng 15 năm qua, năng suất lao động của Việt Nam đã giảm đáng kể, và rất thấp so với khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức thu hẹp khoảng cách năng suất lao động
09:26' - 01/10/2015
Theo báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng, bình quân đạt tốc độ 3,7% mỗi năm trong giai đoạn 2005-2014.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
15:00' - 29/09/2015
Người lao động bị thu hồi đất sẽ có cơ hội được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong nước cũng như hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nhập AEC: Chủ đề "nóng" tại Vietnam CEO Forum 2015
10:08' - 25/09/2015
Cuối năm 2015, AEC hình thành cũng đồng nghĩa với việc 10 quốc gia trong khối ASEAN sẽ tự do giao thương, di chuyển vốn và tự do dịch chuyển lao động có kỹ năng lẫn nhau giữu các nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng với thông tin báo chí về thị trường Halal và suất đầu tư cao tốc
22:15' - 14/05/2025
Văn phòng Chính phủ có công văn 4169/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về thông tin, báo chí và dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Mỹ trao đổi về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
21:48' - 14/05/2025
Chiều 13/5 (giờ địa phương), ông Đặng Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Thuế đã có buổi làm việc với Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân đầu tư công
20:43' - 14/05/2025
Cuối chiều 14/5, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp của Tổ công tác số 5 kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công với 3 bộ, cơ quan trung ương và 13 địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo "cú hích" giải phóng nguồn lực kinh tế tư nhân
20:30' - 14/05/2025
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 45, chiều 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương hoàn tất thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ
20:29' - 14/05/2025
Nam Định đang tập trung thực hiện tốt quy hoạch, khẩn trương hoàn tất việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ và Khu công nghiệp tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong kỷ nguyên mới
19:19' - 14/05/2025
Theo Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, sự hợp tác toàn diện với các nước, trong đó có Hàn Quốc là một yếu tố quan trọng giúp vượt qua những thách thức về nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Loại bỏ tư duy biên chế suốt đời
19:02' - 14/05/2025
Bộ Nội vụ sẽ xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá, kết hợp giữa KPI với đặc thù của công vụ Việt Nam… để đảm bảo đánh giá thực chất, công khai, minh bạch, từ đó loại bỏ tư duy biên chế suốt đời.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối thương mại nông sản Việt Nam-Anh
18:34' - 14/05/2025
Ngày 13/5, tọa đàm kết nối thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Anh tại London đã thu hút khoảng 40 doanh nghiệp hai nước cũng như đại diện các hiệp hội ngành hàng nông sản của Anh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong trường học
18:04' - 14/05/2025
Chiều 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, động viên ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, nói chuyện với thầy trò các Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường Trung học Cơ sở Cầu Giấy.