Than đá bị chỉ trích là nguồn năng lượng bẩn
Tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra ở Paris (Pháp), từ chỗ được ví là nguồn năng lượng thần kỳ hay "vàng đen" giúp châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp trong suốt hai thế kỷ, than đá hiện bị xếp vào nguồn năng lượng "bẩn", góp phần gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhìn lại lịch sử có thể thấy không một châu lục nào lại có bước chuyển đổi các nguồn năng lượng ngoạn mục như châu Âu. Thời kỳ cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 18, than đá trở thành nguồn nhiên liệu được sử dụng rộng rãi trong hai cuộc cách mạng công nghiệp này tại châu Âu. Các khu công nghiệp lớn được phát triển tại khu vực mỏ than hoặc vùng lân cận.
Điều đặc biệt là cả khu vực Bắc Âu như được nối liền với nhau bằng một đường ngầm dài và chứa đầy mỏ than, từ Scotland, Xứ Wales và phía Bắc nước Anh tới Bỉ, Bắc Pháp, vùng Ruhr thuộc Đức hay Thượng Silesia Ba Lan.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy những nước châu Âu phụ thuộc vào than đá để phục hồi và phát triển kinh tế phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn tới nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng cao.
Các chuyên gia môi trường chỉ trích những nước sản xuất than đá lớn như Ba Lan, Đức vẫn tiếp tục khai thác và đốt than trong các nhà máy nhiệt điện. Những nước này càng bị chỉ trích khi mà các dự án thí điểm về thu gom khí thải CO2 - được Uỷ ban châu Âu (EC) hỗ trợ, mang lại những kết quả đáng thất vọng.
Tiếng chuông cảnh báo ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá vang lên khắp châu Âu và thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã yêu cầu chấm dứt trợ cấp tài chính cho ngành khai thác than đá.
Dưới sức ép của dư luận và lời đe doạ áp “thuế carbon”, các ngân hàng, các nhà quản lý vốn, các hãng bảo hiểm và hãng công nghiệp đang từ bỏ dần lĩnh vực này.
Hiện "Lục địa già" chỉ sản xuất 5% sản lượng than của toàn thế giới với 7,8 tỷ tấn vào năm 2014 và vẫn còn 280 nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá. Nhiều mỏ khai thác than không mang lại lợi nhuận đã bị đóng cửa. Hai mỏ than cuối cùng của Anh dự kiến sẽ đóng cửa vào tháng 12 này./.
TTXVN
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu chính thức khai mạc
20:52' - 30/11/2015
Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP21) đã chính thức khai mạc tại Paris.
-
Kinh tế Thế giới
Bill Gates góp 1 tỷ USD cho chiến dịch chống biến đổi khí hậu
17:09' - 30/11/2015
Tỷ phú Bill Gates cam kết đóng góp 1 tỷ USD để cùng các nhà đầu tư tham gia chiến dịch do ông cùng hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Pháp khởi xướng.
-
Kinh tế & Xã hội
2015 là năm nóng nhất trong lịch sử
07:00' - 26/11/2015
Năm 2015 đang trên đường trở thành năm nóng kỷ lục. Cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra tuyên bố trên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris (Pháp).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà sản xuất Thái Lan gấp rút tìm cách ứng phó với mức thuế quan mới của Mỹ
14:27'
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Thái Lan, cho biết Chính phủ nên đưa ra các biện pháp để hỗ trợ ngành ô tô và các ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu ứng phó thế nào với bài toán lạm phát - tăng trưởng?
10:28'
Theo báo La Tribune của Pháp, việc tăng thuế nhập khẩu có nguy cơ làm chậm tăng trưởng khu vực đồng euro (Eurozone) và đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại
09:58'
Cả Ấn Độ và Mỹ đều cam kết tăng tốc các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương (BTA), nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
FTA EU-Mercosur sẽ bù đắp tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ?
09:57'
Pháp đã họp với 10 nước EU để thảo luận về một thỏa thuận thương mại có thể có với khối Mercosur nhằm bù đắp tác động của chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu từ các nước EU.