Tháng 5, chỉ số sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc
Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp tháng 5/2023 có những dấu hiệu khởi sắc hơn so với tháng 4. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, trong tháng 5/2023, chỉ số IIP tại một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn đã ghi nhận tăng so với tháng trước. Cụ thể, Thái Nguyên tăng 3,3%; Hải Dương tăng 3,1%; Bình Dương tăng 2,6%; Bắc Giang tăng 2,1%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,5%; Long An tăng 1,2%; Quảng Ninh tăng 1%...
Xét theo lĩnh vực sản xuất, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo giảm 0,5%; ngành khai khoáng giảm 2,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,8%
Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê nhận định, do tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,9%), làm giảm 1,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Xét theo địa phương, báo cáo cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương; trong đó, với mức tăng IIP 5 tháng 2023 đạt 15,4% so với cùng kỳ năm trước, Bắc Giang đã vươn lên dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp. Trước đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Giang trong 4 tháng đầu năm chỉ tăng 13,3% so với cùng kỳ, xếp sau Hải Phòng.
Cũng trong 5 tháng đầu năm 2023, địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao thứ hai cả nước là Phú Thọ, với chỉ số IIP 5 tháng đầu năm 2023 tăng 15,2% so với cùng kỳ. Theo sau là các địa phương như Hậu Giang (13,9%), Thái Bình (13,2%), Nam Định (13,2%)...
Tổng cục Thống kê lý giải, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Theo đó, địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 5 tháng đầu năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Gia Lai tăng 21,7%; Tuyên Quang tăng 18,6%; Bắc Giang tăng 15,9%; Phú Thọ tăng 15,3%; Hải Phòng tăng 13,4%; Nam Định tăng 13,3%...
Đối với ngành sản xuất và phân phối điện, những địa phương có chỉ số sản xuất trong lĩnh vực này tăng cao gồm: Hậu Giang tăng 270,9%; Thái Bình tăng 63,3%; Nam Định tăng 12%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước giảm ở 14 tỉnh, thành phố. Cụ thể, Quảng Nam ghi nhận tốc độ giảm IIP lớn nhất trong 5 tháng đầu năm, giảm khoảng 33,2% so với cùng kỳ năm 2022. Theo sau là Lai Châu với tốc độ giảm 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hà Giang; Bắc Ninh; Vĩnh Long; Sóc Trăng... với tốc độ giảm lần lượt là 21,4%; 19%; 15,3% và 14,8%.
Nguyên nhân khiến chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm ở một số địa phương là do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện giảm. Cụ thể, những địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 5 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước: Quảng Nam giảm 36,7%; Bắc Ninh giảm 19,1%; Vĩnh Long giảm 16,6%; Sóc Trăng giảm 16,5%; Đà Nẵng giảm 4,8%; Hòa Bình giảm 4,6%.
Không chỉ vậy, các địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện 5 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước: Hà Giang giảm 33,4%; Lai Châu giảm 28,5%; Sơn La giảm 11,9%; Hòa Bình giảm 6,2%; Đà Nẵng giảm 2,7%...
Để đẩy mạnh sản xuất, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các Sở Công Thương, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện các đề án, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại địa phương để kịp thời tích hợp trong quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành quốc gia.
Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch tỉnh, thành phố làm cơ sở quan trọng cho việc triển khai các dự án lớn, nhỏ trên địa bàn.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung rà soát, tháo gỡ thực chất những khó khăn, vướng mắc đối với từng doanh nghiệp, dự án, nhất là doanh nghiệp, dự án lớn trên địa bàn. Từ đó, nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách địa phương và đề xuất Trung ương ban hành cơ chế, chính sách quốc gia để gỡ khó cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư – nhất là vốn dân doanh.
Cùng với đó, các địa phương tăng cường chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bất động sản, đầu tư công trên địa bàn, tạo động lực, dư địa để các ngành, lĩnh vực liên quan phát triển; đồng thời, quán triệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đã nêu trong đề án xuất khẩu chính ngạch để triển khai mở, tận dụng thị trường cho hàng hóa địa phương.../.
- Từ khóa :
- Tháng 5
- chỉ số sản xuất công nghiệp
- khởi sắc
Tin liên quan
-
Bất động sản
Lực cầu của bất động sản công nghiệp tiếp tục gia tăng
08:05' - 01/06/2023
Năm 2023, các loại hình bất động sản công nghiệp tiếp tục ghi nhận nhu cầu cao; trong đó, dẫn đầu là nhà xưởng xây sẵn.
-
Kinh tế Việt Nam
5 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 2%
16:29' - 31/05/2023
5 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh bắt mạch sản xuất công nghiệp - Bài cuối: Tái tạo giá trị giá tăng mới
09:58' - 27/05/2023
Ở giai đoạn tới, phát triển ngành công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh được định hướng tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh bắt mạch sản xuất công nghiệp - Bài 2: Phát huy công nghiệp trọng điểm
09:54' - 27/05/2023
Việt Nam có sự hòa nhập cùng xu hướng tự động hóa toàn cầu nhưng tốc độ rất chậm, chưa có công ty dẫn đầu nhận dự án quy mô lớn và có khả năng kéo theo doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ trợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh bắt mạch sản xuất công nghiệp-Bài 1: Chuyển dịch sản xuất công nghiệp
09:39' - 27/05/2023
Mặc dù Tp. Hồ Chí Minh đã có nhiều cơ chế chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhưng khả năng tiếp cận chính sách ưu đãi, hỗ trợ của doanh nghiệp còn hạn chế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu yếu tại Hà Nội
18:29'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Còn nhiều Sở Giao thông Vận tải chậm giải ngân kinh phí quản lý, bảo trì quốc lộ
17:09'
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, đến ngày 15/9/2023, vẫn còn một số Sở Giao thông Vận tải có tỷ lệ giải ngân thấp, không đảm bảo hoàn thành giải ngân kinh phí quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bangladesh có nhiều tiềm năng hợp tác về dược phẩm và dệt may
14:56'
Sáng 23/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến thăm Tập đoàn Beximco - tập đoàn đa ngành hàng đầu của Bangladesh hiện đang hợp tác với Việt Nam về nhập khẩu sợi và phân phối dược phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tại Hoa Kỳ lên đường thăm chính thức Brazil
14:44'
Rạng sáng 23/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tại Hoa Kỳ, lên đường thăm chính thức Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Yếu tố quyết định sự phát triển của các khu công nghiệp tại Thái Nguyên
11:26'
Là trung tâm công nghiệp của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên hiện có 5 khu công nghiệp với 283 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững du lịch Nam Bộ - Bài 2: Cần giải pháp đồng bộ
10:11'
Để phát triển du lịch Nam Bộ theo định hướng xanh, bền vững, các chuyên gia cho rằng cần có các giải pháp đồng bộ để hiện thực hóa các mục tiêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ
09:12'
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững du lịch Nam Bộ - Bài 1: Du lịch xanh giúp tăng cạnh tranh
09:02'
Với những thế mạnh riêng, du lịch Nam Bộ đang có cơ hội để phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sức bật thành phố Cảng
08:00'
Với môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, Hải Phòng trở thành một trong những địa phương có môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.