Thành phố Manhattan lên kế hoạch hồi sinh ngành dệt may
Một nhóm các doanh nghiệp, chủ cho thuê đất, các nhà thiết kế và các chính trị gia chính quyền thành phố Manhattan (New York) đã lên kế hoạch bảo vệ những gì còn lại của ngành công nghiệp dệt may tại một khu vực lân cận, nơi hiện còn khoảng 5.000 nhân công vẫn đang làm việc tại các xưởng phục vụ chủ yếu cho các mẫu mã thiết kế hiện đại hơn.
Mặc dù, chính quyền thành phố Manhattan vẫn muốn dành ít nhất một diện tích đất khoảng 300.000 foot vuông (1 foot vuông = 0,0929m2) cho các doanh nghiệp dệt may, nhưng đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp lĩnh vực mới khác đầu tư vào nơi đây.Các chủ sở hữu đất cũng đã cam kết sẽ cấp 300.000 foot vuông cho các doanh nghiệp sản xuất quần áo. Hiện tại, diện tích dành cho các nhà máy dệt may đã bị thu hẹp hàng triệu foot vuông so với thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành này trong những năm 1920 - 1960.
Nếu kế hoạch này được Hội đồng Thành phố thông qua, sẽ chuyển khu vực được quy hoạch năm 1987 (vốn dành 4 triệu foot vuông cho khu vực dệt may của thành phố) cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm quần áo, đồ trang sức.Theo Cơ quan Phát triển Kinh tế của New York (EDC), hiện các xưởng dệt may chỉ có diện tích khoảng 700.000 foot vuông. Người phát ngôn của EDC, Stephanie Baez cho biết nếu không có sự can thiệp của chính quyền thành phố thì chưa rõ liệu các công việc hiện tại có được tiếp tục duy trì hay không.
Cuộc bỏ phiếu về kế hoạch nói trên tại Hội đồng Thành phố Manhattan được dự kiến diễn ra trong vài tháng tới sau khi có những cân nhắc, đánh giá cụ thể.Theo kiến nghị này, các chủ cho thuê đất sẽ được hoãn việc đóng thuế nếu dành ít nhất 25.000 foot vuông trong một tòa nhà cho các xưởng sản xuất, với hợp đồng cho thuê bất động sản ít nhất là 15 năm.
Thành phố cũng sẽ dành 20 triệu USD để mua lại một tòa nhà để dành cho các xưởng sản xuất. Kiến nghị này được cho là có sự nhượng bộ so với kế hoạch trước đó đã không được thông qua do vấp phải sự phản đối từ các đại diện ngành công nghiệp thiết kế thời trang, các rạp hát của Thành phố New York.
Bà Gabrielle Ferrara, chủ doanh nghiệp Ferrara Manufacturing, cho biết rất lo lắng do có đến 2/3 diện tích bất động sản dành cho ngành dệt may là được thuê với hợp đồng kéo dài chỉ vài tháng đến 1 năm, rất khó để doanh nghiệp an tâm sản xuất. Chính quyền thành phố cần phải làm gì đó để ổn định lại ngành công nghiệp đang chết dần này. Những năm 1960 của thế kỷ trước, rất nhiều quần áo bán tại Mỹ được sản xuất tại khu vực dệt may của Manhattan. Hiện tại, khu vực này đã được chính quyền thành phố đã đề xuất tạo một “khu vực không gian sản xuất quần áo” kéo dài từ đường thứ 35 đến đường 40, ngay sát phía Nam của Quảng trường Thời đại, và từ nhà hát Broadway đến Đại lộ thứ Chín./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP và EVFTA tạo sức hút đầu tư vào dệt may Việt Nam
17:25' - 02/08/2018
Nửa đầu năm 2018, nhiều dự án đầu tư lớn đã được triển khai như Nhà máy kéo sợi len lông cừu hiện đại bậc nhất thế giới do Đức đầu tư tại Đà Lạt hay Nhà máy sản xuất chỉ của Mỹ tại Đồng Nai
-
Kinh tế Việt Nam
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Những vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may và da giày
13:12' - 19/07/2018
Về cơ bản, các đơn hàng xuất khẩu trong năm 2018 đã được ký kết trước thời điểm cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nên sẽ không bị ảnh hưởng.
-
Hàng hoá
Để sản phẩm dệt may chinh phục thị trường Australia
10:32' - 02/06/2018
Để sản phẩm dệt may Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như xu hướng của cư dân Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước sau khi Mỹ công bố thuế quan mới
07:46'
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các đối tác thương mại của Mỹ đã có phản ứng thận trọng, chứ không đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới
07:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42' - 02/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55' - 02/04/2025
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20' - 02/04/2025
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51' - 02/04/2025
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27' - 02/04/2025
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59' - 02/04/2025
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56' - 02/04/2025
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.