Thành phố Seoul (Hàn Quốc) ra mắt dịch vụ “Metaverse Seoul”
“Metaverse Seoul” là nền tảng vũ trụ ảo công cộng do chính quyền thành phố Seoul phát triển và đây cũng là thành phố đầu tiên trên thế giới triển khai loại hình dịch vụ này.
Kế hoạch triển khai dịch vụ “Metaverse Seoul” có 3 giai đoạn gồm giới thiệu quảng bá (2022), mở rộng (2023-2024) và thực hiện (2025-2026) với mục tiêu là xây dựng một nền tảng xử lý tất cả các dịch vụ quản trị thành phố. Dịch vụ này có thể dễ dàng tải về từ Google Play Store và Apple App Store.
Theo chính quyền thành phố Seoul, dịch vụ “Metaverse Seoul” giai đoạn đầu được triển khai ở 5 lĩnh vực gồm kinh tế, giáo dục, thuế, hành chính và trao đổi thông tin. Thông qua 5 dịch vụ này, thành phố Seoul dự kiến sẽ thực hiện các giá trị cốt lõi là tự do, đồng hành và kết nối.
Trên nền tảng “Metaverse Seoul”, người dùng có thể đọc sách điện tử do chính quyền thành phố Seoul phát hành và xem các thông tin về chính sách được chính quyền thành phố xúc tiến thông qua các đoạn phim quảng bá trên bức tường bên ngoài Thư viện Seoul ở quận Jung.
Nền tảng này cũng cung cấp các “mini games” (trò chơi ngắn) theo từng mùa trong năm như hái hoa anh đào vào mùa Xuân, các trò chơi bóng trong bể bơi vào mùa Hè, trò chơi bắt đom đóm vào mùa Thu và trò chơi ước nguyện vào mùa Đông.
Bên cạnh đó, không gian văn phòng Thị trưởng Seoul cũng sẽ được tái hiện theo thực tế. Tại đây, người dân có thể đề xuất ý kiến và nhận phản hồi về các chính sách của thành phố.
Thông qua “Metaverse Seoul”, người dùng còn có thể xin cấp 7 loại giấy tờ hành chính, bao gồm bản sao chứng minh thư hay phòng trò chuyện trực tuyến về các vấn đề dân sự và tư vấn cho tầng lớp thanh thiếu niên. Chính quyền thành phố Seoul cho biết nhằm đảm bảo bảo mật thông tin, người dùng chỉ có thể kiểm tra hồ sơ thông qua ứng dụng “Ví Seoul” được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ chuỗi khối Blockchain.
Người dân Seoul cũng có thể được cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan tới tiền thuế như tính trước thuế ô tô, thuế tài sản, thuế thu nhập thông qua nền tảng Metaverse Seoul.
Ngoài ra, nền tảng này sẽ cung cấp các phòng tư vấn riêng cho từng người và cả một phòng họp với quy mô tham dự lên tới 100 người. Bất cứ ai cũng có thể trò chuyện, gọi điện, chia sẻ tài liệu cho người khác.
Metaverse Seoul còn cung cấp dịch vụ phiên dịch trò chuyện để tạo điều kiện giao tiếp với người nước ngoài. Tại trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, các công ty có thể có các buổi tư vấn từ xa chất lượng cao với các chuyên gia quản lý, khởi nghiệp, luật hoặc nhân sự thông qua trò chuyện, tin nhắn thoại, video và chia sẻ màn hình.
Với nền tảng nói trên, người dùng cũng có thể di chuyển đến 10 điểm du lịch nổi tiếng nhất của thành phố Seoul trong thế giới metaverse bất kể rào cản về thời gian và không gian gồm Blue House (Nhà Xanh), tháp Lotte Tower, tháp Namsan Seoul, Cung điện Deoksu, Cung điện Gyeongbok, làng cổ Bukchon, Dongdaemun Design Plaza, Seoul Forest Park, cảnh đêm sông Hàn./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Vũ trụ ảo Metaverse sẽ đóng góp 15 tỷ USD cho GCC vào năm 2030
08:56' - 11/12/2022
Một nghiên cứu từ công ty Strategy& công bố cho biết, vũ trụ ảo Metaverse được dự đoán sẽ đóng góp khoảng 15 tỷ USD hàng năm cho các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) vào năm 2030.
-
Xe & Công nghệ
Giá trị thị trường của vũ trụ ảo có thể lên tới hơn 30.000 tỷ USD trong 15 năm tới
12:51' - 12/09/2022
Giá trị thị trường của vũ trụ ảo có thể lên tới hơn 30.000 tỷ USD trong 15 năm tới.
-
Chuyển động DN
SK Telecom Co. đàm phán đưa nền tảng vũ trụ ảo ifland ra nước ngoài
17:00' - 13/07/2022
SK Telecom Co đang đàm phán với các công ty viễn thông nước ngoài để bắt đầu cung cấp nền tảng vũ trụ ảo ifland tại Bắc Mỹ, châu Âu và các khu vực khác từ nay đến cuối năm.
-
Công nghệ
Meta đưa người dùng đến gần hơn với "vũ trụ ảo"
13:02' - 26/04/2022
Ngày 25/4, Meta Platforms - công ty chủ quản của Facebook, cho biết sẽ khai trương cửa hàng bán lẻ đầu tiên chuyên cung cấp sản phẩm tai nghe thực tế ảo và các thiết bị công nghệ tiên tiến khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng và công nghệ số
07:30'
Hạ tầng số có vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, được coi là “trái tim” của quá trình chuyển đổi số.
-
Công nghệ
Bắc Giang đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ chuyển đổi số quốc gia
14:00' - 07/05/2025
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã thu thập được 2.057.356 dữ liệu công dân, các nội dung công tác làm sạch như thu thập, cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu dân cư được thực hiện hàng ngày.
-
Công nghệ
Instacart trình làng ứng dụng hướng đến người dùng Gen Z
07:30' - 07/05/2025
Ứng dụng mới Fizz cho phép nhiều người dùng tham gia vào một đơn hàng, tự trả tiền cho các mặt hàng của họ và giao chúng cùng nhau với mức phí cố định là 5 USD.
-
Công nghệ
Trung Quốc công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp đột phá ScienceOne
14:47' - 06/05/2025
Ngày 6/5, CAS đã công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp AI mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ An Giang xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”
14:00' - 06/05/2025
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” tại An Giang được triển khai rộng khắp, thu hút hơn 140 đội hình thanh niên tình nguyện với gần 1.300 thành viên.
-
Công nghệ
Tiếp sức mùa thi 2025: Hỗ trợ sĩ tử toàn diện với nền tảng số thông minh
07:30' - 06/05/2025
Tâm điểm của chương trình năm nay là nền tảng trực tuyến toàn diện với website tiepsucmuathi.vn.
-
Công nghệ
Kiên Giang đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch
14:30' - 05/05/2025
Theo Sở Du lịch Kiên Giang, du khách đến địa phương tham quan, du lịch dịp lễ 30/5-1/5 (từ ngày 30/4 đến ngày 4/5) khoảng 323.754 lượt (tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước).
-
Công nghệ
Đầu tư của Netflix vào Ấn Độ: Đắt xắt ra miếng
07:30' - 05/05/2025
Netflix đã củng cố vị thế như một dịch vụ cao cấp trên thị trường truyền thông và giải trí trị giá 28 tỷ USD của Ấn Độ.
-
Công nghệ
Đà Nẵng hướng đến xây dựng các trường Đại học số
15:30' - 04/05/2025
Năm 2025, Đại học Đà Nẵng tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện các hạ tầng chính sách (liên quan đến các chuẩn cơ sở dữ liệu, kiến trúc tổng thể hệ thống, an toàn thông tin và an ninh mạng…).