Thanh toán bằng nội tệ giữa Indonesia và Nhật Bản tăng mạnh
Cụ thể, giá trị của các giao dịch bằng nội tệ giữa hai nước đã đạt 109,4 triệu USD trong 10 tháng qua, tương đương 1.500 tỷ rupiah mỗi tháng, tăng hơn gấp 10 lần so với mức 9,8 triệu USD mỗi tháng vào cùng kỳ năm ngoái.
Phó thống đốc BI Destry Damayanti cho biết, việc sử dụng nội tệ làm công cụ giao dịch được thực hiện nhằm mục đích thúc đẩy phục hồi kinh tế quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đầu tư.Trong một tuyên bố chính thức, ông Destry cho hay Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Indonesia về xuất khẩu và thứ 3 về nhập khẩu. Với việc hợp tác LCS, khối lượng và giá trị thương mại và đầu tư giữa hai nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ngoài Nhật Bản, hiện Indonesia cũng đang hợp tác với Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc trong lĩnh vực LCS. Ông Destry tin tưởng rằng LCS có thể giúp giảm phụ thuộc vào các giao dịch bằng tiền mặt. Vụ trưởng Phát triển Thị trường Tài chính của BI, ông Donny Hutabarat cho biết thêm rằng chính sách LCS là một phần của Kế hoạch chi tiết phát triển thị trường tiền tệ (BBPU) tới năm 2025.Về mặt kỹ thuật, những giao dịch này được xử lý trực tiếp bằng đồng rupiah và yen mà không cần chuyển đổi sang đồng USD, thông qua các đại lý tiền tệ chéo được chỉ định (ACCD).
BI cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng ở Indonesia tham gia cùng các ACCD nhằm hỗ trợ triển khai LCS, đồng thời sẽ tiếp tục thúc đẩy các giao dịch LCS hiệu quả hơn với tỷ giá chuẩn.Hồi tháng 8/2021, BI và Bộ Tài chính Nhật Bản (JMOF) đã nhất trí tăng cường khuôn khổ cho các LCS giữa hai nước bằng đồng rupiah và yen theo Biên bản ghi nhớ được ký kết vào ngày 5/12/2019.
Thỏa thuận trên có hiệu lực từ ngày 5/8 bao gồm mở rộng các công cụ phòng ngừa rủi ro, thực hiện bảo hiểm rủi ro dựa trên các dự báo thương mại và đầu tư, tăng tính linh hoạt trong việc chuyển tiền cho các tài khoản rupiah ở Nhật Bản và tăng trần giao dịch lên mức 500.000 USD.Thỏa thuận này là một phần trong nỗ lực chung của BI và JMOF nhằm tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô cũng như khuyến khích sử dụng nội tệ rộng rãi hơn cho các giao dịch giữa doanh nghiệp và người dân hai nước.
Hiện BI đang tiến hành thương thảo về LCS với một số nước, trong đó có hai nước láng giềng Philippines và Singapore. Theo thống kê, giao dịch bằng đồng nội tệ với Malaysia chiếm 4,1% tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước vào năm 2020, tăng mạnh so với mức 3% và 1,4% trong hai năm trước đó.Trong khi đó, tỷ lệ này cũng tăng từ mức 0,6% năm 2018 lên 1% năm 2020 đối với Thái Lan./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
UAE sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào thủ đô mới của Indonesia
08:05' - 12/11/2021
Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào dự án xây dựng thủ đô mới (IKN) của Indonesia.
-
Ô tô xe máy
Piaggio xây dựng cơ sở lắp ráp xe máy Vespa tại Indonesia
08:58' - 11/11/2021
Hãng sản xuất xe máy Piaggio của Italy đã khởi công xây dựng nhà máy tại huyện Cikarang, tỉnh Tây Java của Indonesia ngày 9/11.
-
Phân tích - Dự báo
Indonesia hưởng lợi từ cuộc chiến than đá giữa Trung Quốc và Australia
05:30' - 11/11/2021
Việc Trung Quốc tăng cường mua than Indonesia đã khiến giá than Indonesia tăng chóng mặt. Giá than tiêu chuẩn tại Indonesia đã tăng hơn 60% trong ba tháng tính đến tháng 9/2021.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam, Indonesia trao đổi hợp tác y tế, kinh tế và du lịch
14:54' - 08/11/2021
Việt Nam là đối tác kinh tế lớn thứ tư của Indonesia trong ASEAN và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Đầu tư nước ngoài vào quốc gia thành viên OECD cao kỷ lục
08:02'
Bộ Kinh tế Mexico hôm 22/5 cho biết nước này đã thu hút kỷ lục gần 21,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2025, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.