Thành tựu chống dịch COVID-19 khiến các nước ủng hộ nghị quyết do Việt Nam đề xuất
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng LHQ trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua tại Đại hội đồng LHQ.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Đặng Đình Quý, trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ về thành công này của Việt Nam.
Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của nghị quyết này đối với công cuộc chống dịch bệnh của thế giới cũng như đối với riêng Việt Nam?
LHQ đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan tới các ngày về Y tế Dự phòng và Bảo đảm Sức khỏe Cộng đồng nhưng đây là Nghị quyết đầu tiên về Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh, tập trung vào nâng cao nhận thức của từng cá nhân, từng cộng đồng, các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế về việc thường xuyên phòng bệnh, thường xuyên phòng dịch, đồng thời tăng cường năng lực để khi dịch bệnh xảy ra phải có đủ năng lực để đối phó kịp thời và đầy đủ với dịch bệnh đó và dập tắt nó nhanh chóng.
Đồng thời, nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và giải pháp đa phương ở cả 4 cấp độ: cá nhân, cộng đồng, quốc gia, và quốc tế trong việc phòng chống dịch bệnh. Chính vì vậy, nghị quyết có nghĩa vô cùng quan trọng.
Còn đối với riêng Việt Nam, đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra sáng kiến, Việt Nam chủ trì xây dựng dự thảo, chủ trì quá trình đàm phán dự thảo và vận động để đưa ra ĐHĐ thông qua hôm nay với số nước đồng bảo trợ rất cao, hơn 100 nước và được thông qua bằng hình thức đồng thuận cho nên sự kiện này có ý nghĩa rất lớn.
Trong quá trình thương thảo nghị quyết, có những khó khăn và thuận lợi như thế nào, thưa đại sứ?
Khó khăn thứ nhất là dịch bệnh phát triển rất phức tạp, các nước đều quan tâm vấn đề chống dịch, trong bối cảnh đó có rất nhiều nước đưa ra dự thảo nghị quyết, có những dự thảo được 5, 6 nước đưa ra nhưng không được thông qua mà chỉ có những ý chính của những dự thảo đó được đưa vào một nghị quyết chung về COVID-19.
Khó khăn thứ hai là quan niệm của các nước về nguồn gốc dịch bệnh, đồng thời là vai trò của cơ chế đa phương và các giải pháp đa phương, đặc biệt là của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho nên điều này được tranh luận rất nhiều, dẫn đến quá trình tham vấn rất khó khăn.
Nhưng thuận lợi lớn nhất là các nước đều thấy tác động của đại dịch COVID-19 kinh khủng quá, đều thấy sự cần thiết phải có sự chuẩn bị để chống, đối phó với dịch hiện tại, đồng thời phòng ngừa và chống các dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.
Thuận lợi thứ hai là chính những thành tựu của Việt Nam trong kiểm soát dịch COVID-19 đã tạo ra một sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng quốc tế khi chúng ta đàm phán cũng như khi chúng ta vận động các nước đồng bảo trợ.
Đại sứ có thể cho một ví dụ Việt Nam đã giải quyết các khó khăn đó như thế nào không ạ?
Đầu tiên là phải đưa ra ý tưởng sớm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đưa ra từ 16/4, sau đó mình chuẩn bị lập luận để thuyết phục các nước, đồng thời lựa chọn chiến lược để tạo ra các đồng minh, vận động các nước có cùng ý tưởng giống như mình.
Với nghị quyết này, Việt Nam đã chọn lựa ngày 27/12 là Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh, ngày này có ý nghĩa như thế nào, thưa Đại sứ?
27/12 là ngày sinh của Louis Pasteur, một trong những người tạo nền móng cho y tế phòng ngừa. Những thành tựu của ông về y tế và y tế dự phòng cũng như vắc-xin để phòng chống dịch bệnh đã cứu sống hàng triệu người trên thế giới, đồng thời trên thế giới hiện nay cũng có mạng lưới các viện Pasteur đang hoạt động rất hiệu quả, rất có ý nghĩa, cứu sống nhiều người ở các nước đang phát triển. Việt Nam đã chọn ngày 27/12 vì như vậy. /.
>>>Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống Mỹ chuẩn bị ký sắc lệnh về vaccine phòng COVID-19
08:06' - 08/12/2020
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ ký một sắc lệnh nhằm đảm bảo tất cả người dân Mỹ được tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trước khi chính phủ Mỹ bắt đầu hỗ trợ các quốc gia khác.
-
Kinh tế & Xã hội
Muôn cách vượt "bão" COVID-19 của các ông chủ nhỏ tại Đức
06:09' - 08/12/2020
Từ chưng cất cồn cho các hiệu thuốc đến giao những chai cocktail, doanh nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Đức đã không ngừng sáng tạo để vượt qua cơn khủng hoảng COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Trưởng đại diện WHO tại VN: Cảnh giác cho tới khi chấm dứt dịch COVID-19
09:51'
“Đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt”, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định; đồng thời khuyến cáo cần phải cảnh giác cho tới khi chấm dứt đại dịch.
-
Ý kiến
Báo Séc ca ngợi thành công chống dịch và phát triển kinh tế của Việt Nam
07:08' - 22/01/2021
Trang báo điện tử halonoviny.cz (CH Séc) mới đây đã đăng bài viết ca ngợi thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và tăng trưởng kinh tế.
-
Ý kiến
Trung Quốc lên tiếng việc Thụy Điển loại Huawei và ZTE trong phát triển mạng 5G
21:33' - 21/01/2021
Theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, không có bất kỳ bằng chứng nào để Thụy Điển loại các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi hoạt động xây dựng mạng 5G của mình với lý do gọi là an ninh quốc gia.
-
Ý kiến
WHO trấn an về việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19
13:40' - 21/01/2021
Ngày 20/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định tất cả những người muốn tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đều sẽ được tiêm phòng, vì vậy không nên lo lắng về việc tiếp vaccine.
-
Ý kiến
Học giả Indonesia: Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong phát triển kinh tế
16:30' - 20/01/2021
Theo nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, “với một chính phủ đổi mới, tiến bộ”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã đạt được tiến bộ to lớn về phát triển kinh tế.
-
Ý kiến
Học giả Singapore ấn tượng về những thành công của Việt Nam
12:21' - 20/01/2021
Trong 5 năm qua và gần nhất là năm 2020, vị thế của Việt Nam được thể hiện rõ với 3 điểm nhấn: đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN; ủy viên không thường trực HĐBALHQ; chủ trì lễ ký kết RCEP.
-
Ý kiến
Keidanren: Tăng lương cơ bản trên diện rộng là “không thực tế" trong bối cảnh COVID-19
07:00' - 20/01/2021
Theo Tổ chức Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), việc tăng lương cơ bản trên tất cả các lĩnh vực là “không thực tế” giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 gây thiệt hại lớn với một số lĩnh vực.
-
Ý kiến
Truyền thông New Zealand: Thời điểm thịnh vượng của Việt Nam
18:16' - 19/01/2021
Theo trang asiamediacentre.org.nz (New Zealand), Việt Nam gần đây nổi lên là nước châu Á mới nhất có vị thế ngày càng vững chắc trong khu vực và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao trong tương lai.
-
Ý kiến
3 bài học nổi bật từ dịch COVID-19 theo đánh giá của WHO
10:39' - 19/01/2021
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã để lại 3 bài học cho tất cả các nước thành viên của WHO cũng như Liên hợp quốc (LHQ).