Thay đổi để thích ứng với thị trường
Tuy nhiên, theo đại diện của các công ty này, đây cũng là cơ hội lớn để các đơn vị này phải tự đổi mới, nâng cao khả năng quản trị, mở rộng thị trường.
Theo ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Giao thông Vận tải), trước đây có 15 đơn vị quản lý đường thủy trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, nhưng năm 2005, có 5 đơn vị trong số này đã thực hiện việc thí điểm chuyển sang doanh nghiệp cổ phần.
Đến năm 2015, thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá cung cấp các dịch vụ công, Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện cổ phần hóa 10 đơn vị sự nghiệp công lập còn lại.
Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Hoàng Hồng Giang cho biết, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp đường thủy bên cạnh việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần thì một biến động khác cũng làm xáo trộn đến hoạt động của các doanh nghiệp này.
Cụ thể giữa năm 2016, các tuyến đường thủy quốc gia do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trực tiếp quản lý lần đầu tiên thực hiện việc đấu thầu bảo trì thường xuyên thay cho phương thức đặt hàng như trước đây.
Việc làm này liên quan trực tiếp đến công ăn việc làm của các công ty cổ phần quản lý bảo trì đường thủy nội địa; trong đó có 10 công ty chỉ mới cổ phần hóa từ cách đây hơn một năm.
Là một trong 10 doanh nghiệp ngành đường thủy có được sự ổn định sản xuất sau cổ phần hóa nhờ chủ động mở rộng lĩnh vực hoạt động, ông Vũ Trung Tá, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10 có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị cổ phần hóa năm 2015) chia sẻ: “Xu hướng cổ phần hóa là tất yếu, giúp doanh nghiệp năng động hơn, đặc biệt là khả năng huy động thêm nhiều nguồn lực và thay đổi cách quản trị.
Thu nhập người lao động không còn cơ chế phân phối cào bằng như đơn vị sự nghiệp nữa. Sau cổ phần hóa, thu nhập của người lao động đã tăng lên khoảng 15- 20%, bình quân thu nhập của doanh nghiệp năm vừa qua đạt khoảng 8,5 triệu đồng/người/tháng”.
Ông Tá cho biết, sau cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10 đã mở rộng thêm ngành nghề như: vận tải biển, sửa chữa hoán cải tàu, kinh doanh vật liệu xây dựng…
Theo đánh giá của ông Phạm Hồng Minh, Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì Đường thủy số 4 (trụ sở tại Bắc Ninh), sau hơn một năm cổ phần hóa, cũng như các doanh nghiệp đường thủy khác, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, đặc biệt là thiếu vốn, do không có tài sản để thế chấp nên không vay được vốn từ ngân hàng, vì thế việc mở rộng sản xuất bị hạn chế.
Ngoài ra, đội ngũ lao động có trình độ vừa yếu vừa thiếu, cộng thêm khả năng quản trị hạn chế dẫn đến độ nhạy bén với thị trường thường rất bị động.
“Để thích ứng với tình hình mới, ban lãnh đạo công ty đã phải nghĩ ra nhiều phương án để mở rộng hoạt động với các lĩnh vực mới như: kinh doanh xăng dầu, sản xuất đá, nước sạch, thậm chí tham gia cả xây lắp nếu liên kết được với các đối tác có năng lực”, ông Minh cho biết.
Chia sẻ những kinh nghiệm của doanh nghiệp trong những ngày đầu chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, ông Phạm Văn Phả, Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý đường sông số 3 (một trong 5 đơn vị đầu tiên của ngành đường thủy nội địa được thí điểm cổ phần hóa năm 2005 có trụ sở tại Quảng Ninh) cho biết, sau khi chuyển sang mô hình cổ phần, bước đầu tiên doanh nghiệp phải thực hiện ngay là tổ chức lại bộ máy, giảm bộ phận lao động gián tiếp xuống còn 1/3 so với trước.
Một mặt, đơn vị tiếp tục phát huy uy tín, thương hiệu 50 năm trong lĩnh vực bảo trì, điều tiết giao thông đường thủy, để tạo công ăn việc làm mới, doanh nghiệp đã mạnh dạn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như du lịch, kinh doanh khách sạn, nhà hàng,...
“Thời gian đầu sau cổ phần hóa, doanh nghiệp chỉ có số vốn điều lệ khiêm tốn 9 tỷ đồng. Đến nay, chúng tôi đã kinh doanh thêm tàu du lịch vịnh Hạ Long, tới đây tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 106 tỷ đồng để đầu tư thêm hai tàu du lịch, hợp tác đầu tư với doanh nghiệp ngoài ngành kinh doanh khách sạn”, ông Phả nói và cho biết, một trong những minh chứng về sự hấp dẫn của doanh nghiệp sau cổ phần hóa là mới đây phần vốn nhà nước tại đơn vị được bán ra với giá bằng 2,5 lần so với lần đầu phát hành.
Đánh giá về tác động của việc thực hiện đấu thầu bảo trì đối với hoạt động của các công ty bảo trì đường thủy sau cổ phần hóa, ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đường thủy nội địa Việt Nam (Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) cho biết, các doanh nghiệp trong ngành đã giảm từ 3-5% chi phí bảo trì đường thủy nội địa khi thực hiện công tác đấu thầu so với trước đây.
Ngoài ra, cái lợi nhất là các đơn vị đã chủ động hơn trong việc mở rộng sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thay vì chỉ bó hẹp trong công việc bảo trì đường thủy vốn đang bị cạnh tranh rất mạnh từ các doanh nghiệp bên ngoài.
Để giúp các doanh nghiệp ngành đường thủy từng bước vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, ông Vũ Trung Tá, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì Đường thủy nội địa số 10 kiến nghị, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tạo cơ chế để duy trì nguồn việc ổn định trong hai, ba năm để có thời gian thích nghi với cơ chế thị trường bởi các công ty mới chuyển đổi đều gặp khó khăn về vốn lưu động. Đồng thời cũng đề nghị các tổ chức tín dụng có những chính sách trợ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.
Đánh giá về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đường thủy sau cổ phần hóa, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Hoàng Hồng Giang cho rằng, việc chuyển đổi diễn ra trong bối cảnh các đơn vị chỉ bó hẹp trong lĩnh vực bảo trì đường thủy nội địa khiến lãnh đạo một số đơn vị và người lao động chưa thể làm quen ngay với sự thay đổi này.
Do đó, gặp phải khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh là không tránh khỏi. Tuy nhiên, cổ phần hóa là điều tất yếu để xã hội hóa dịch vụ quản lý bảo trì đường thủy nội địa, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ lĩnh vực đường thủy nội địa.
“Với những khó khăn trên, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tự đổi mới, nâng cao khả năng quản trị, tinh giản bộ máy, mở rộng hoạt động để từ đó ổn định sản xuất và vươn lên’, ông Hoàng Hồng Giang nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai trương 32 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thuộc lĩnh vực đường thủy
19:18' - 22/11/2016
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải chính thức “ấn nút” khai trương 32 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (giao dịch và xử lý hồ sơ qua mạng) thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa.
-
Chứng khoán
CTCP Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng chính thức giao dịch trên UPCoM
10:08' - 30/06/2016
Theo thông tin từ Sở GDCK Tp. Hà Nội cho biết, CTCP Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng (mã CK: DDH) đã chính thức đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM của Sở.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico mở tuyến đường thủy tới Việt Nam và Chile
08:16' - 22/06/2016
Mexico chính thức tuyên bố khai trương tuyến đường thủy tới Việt Nam và Chile thông qua liên kết với các hãng vận tải đường sắt TradeLink Pacífico và Kansas City Southern de México (KCSM)
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều giải pháp quản lý các tuyến đường thủy địa phương
10:09' - 18/06/2016
Vụ tai nạn tàu khách tại Đà Nẵng vừa qua gây hậu quả nghiêm trọng đã cho thấy việc tăng cường công tác an toàn đường thủy tại các địa phương cần được tăng cường hơn nữa.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp giải quyết thiếu hụt lao động sau Tết
15:28'
Có không ít doanh nghiệp lớn, vì có thêm các đơn hàng phục vụ ngày lễ cuối năm nhưng không có và không chuẩn bị sẵn nguồn lao động bổ sung nên ra Tết thường gặp rất nhiều thách thức về nhân sự.
-
Chuyển động DN
Khối lượng công việc tăng hơn 46%, Tập đoàn Đèo Cả tuyển dụng khoảng 1.400 nhân sự
15:07'
Trong năm 2025, hơn 1.400 cơ hội việc làm tại Tập đoàn Đèo Cả cho người lao động để đáp ứng khối lượng công việc tăng thêm dự kiến hơn 46% so với năm 2024 của doanh nghiệp.
-
Chuyển động DN
Fairlife - “con gà đẻ trứng vàng” của Coca-Cola
20:17' - 17/02/2025
Ra mắt vào năm 2012, Fairlife, một liên doanh giữa Coca-Cola và công ty sản xuất sữa bán buôn Select Milk Producers được cho là “con gà đẻ trứng vàng” của Coca-Cola.
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines quảng bá nông sản Sơn La trên mỗi chuyến bay
10:40' - 17/02/2025
Đến nay hơn 2.200 tấn dâu tây của tỉnh Sơn La đã được Vietnam Airlines vận chuyển, chiếm hơn 92% thị phần.
-
Chuyển động DN
Kế hoạch cải tiến trợ lý ảo Siri của Apple gặp trở ngại
07:00' - 17/02/2025
"Táo khuyết" đang gặp một số trở ngại trong quá trình phát triển và điều này có thể đẩy lùi kế hoạch ra mắt.
-
Chuyển động DN
Tỷ phú Elon Musk ra thông báo phát hành chatbot Grok 3
15:03' - 16/02/2025
Đầu tuần này, ông Musk tuyên bố Grok 3 đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng và sẽ được phát hành trong khoảng 1-2 tuần tới.
-
Chuyển động DN
Hoàn thành Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối trong quý I/2025
16:56' - 14/02/2025
Theo kế hoạch Trạm biến áp 220kV Vũng Áng hoàn thành trong quý III/2024, nhưng do vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng nên dự án phấn đấu hoàn thành trong quý I/2025.
-
Chuyển động DN
Nestle và Sources Alma bị cáo buộc lừa dối người tiêu dùng về chất lượng nước
16:20' - 14/02/2025
Trong đơn khiếu nại mới nhất, Foodwatch cáo buộc hai tập đoàn trên đã lừa dối người tiêu dùng về chất lượng nước.
-
Chuyển động DN
Facebook, TikTok cam kết tuân thủ quy định kiểm duyệt nội dung của EU
08:12' - 14/02/2025
Các nền tảng thuộc sở hữu của Google, Meta và Microsoft, đã đồng ý tuân thủ bộ quy tắc ứng xử của EU về những quy định nghiêm ngặt trong kiểm soát nội dung trực tuyến.