The Financial Times: Sự phục hồi kinh tế đang che lấp các mối nguy hiểm
Các phiên thảo luận tại cuộc họp gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho thấy nền kinh tế thế giới nhìn chung đang phục hồi nhanh hơn dự kiến, thậm chí là so với dự báo 6 tháng trước. Tuy nhiên, theo tờ Financial Times của Anh, sự phục hồi chung của kinh tế toàn cầu đã che lấp những gì đang xảy ra với người dân trên thế giới.
Cả trong phạm vi các quốc gia và giữa các quốc gia, những người chịu thiệt thòi dường như cũng có sự phục hồi chậm nhất. Ngoài ra, những gì đang diễn ra, nhất là việc triển khai tiêm chủng trên toàn cầu chậm, sẽ làm triển vọng tương lai trở nên xấu hơn.
Điểm nổi bật trong bản dự báo mới nhất của IMF là tăng trưởng GDP bình quân đầu người trên thế giới từ năm 2019 đến năm 2022 được dự báo chỉ thấp hơn 3% so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 1/2020. Con số này tốt hơn nhiều so với mức giảm 6,5% vào năm ngoái và dự kiến giảm 4% trong năm nay. Bức tranh kinh tế thế giới đang phục hồi mạnh mẽ và tốt hơn mong đợi.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý hơn đó là sự phân kỳ. Các nền kinh tế tiên tiến hiện được dự báo sẽ có mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 2019-2022 chỉ thấp hơn 1% so với mức dự báo đưa ra tháng 1/2020. Tuy nhiên, các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển có thu nhập thấp được dự báo mức giảm của tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tương ứng là 4,3% (nếu không bao gồm Trung Quốc là 5,8%) và 6,5%.
Về bản chất, IMF dự đoán rằng các nền kinh tế tiên tiến và Trung Quốc sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng này và nhìn chung là không bị tổn hại về mặt kinh tế, với kinh tế Mỹ thậm chí còn tăng lên hơn một chút so với dự báo trước đây, trong khi các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển phải chịu tác động lớn và lâu dài. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng 2/3 dân số sống ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển.
Diễn biến này trái ngược với những gì đã xảy ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Điều này một phần là do cuộc khủng hoảng đó có nguồn gốc từ các nước có thu nhập cao và cũng bởi vì sự phục hồi của Trung Quốc trong năm 2009 quá mạnh mẽ.
Tuy nhiên, lý do lớn nhất cho sự khác biệt hiện nay là các nước có thu nhập cao đều sở hữu và sử dụng khả năng quản lý cú sốc này theo những cách mà ít nước khác, trừ Trung Quốc, có thể thực hiện. Đó là các nước giàu có thể làm dịu những ảnh hưởng của cú sốc kinh tế và xã hội bằng các phản ứng chính sách tài khóa và tiền tệ hiếm có và các nước này có thể phát triển, sản xuất và phân phối vaccine với tốc độ nhanh chóng.
Theo báo cáo Giám sát tài khóa của IMF, “trong 12 tháng qua, các quốc gia đã công bố các hành động tài khóa có tổng giá trị lên đến 16.000 tỷ USD”, nhưng phần lớn số tiền này là ở các nước tiên tiến. Thâm hụt ngân sách của các nền kinh tế tiên tiến từ năm 2019 đến năm 2020 đã tăng mạnh lên mức 11,7% GDP và sẽ ở mức 10,4% GDP vào năm 2021.
Tại các nền kinh tế mới nổi, cũng trong khoảng thời gian trên, thâm hụt ngân sách tăng 5,1% lên 9,8% GDP. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp, thâm hụt ngân sách chỉ tăng 1,6% lên 5,5% GDP.
Ngoài ra, Giám sát tài khóa nhấn mạnh, thâm hụt ngân sách tăng ở các nền kinh tế tiên tiến và một số nền kinh tế thị trường mới nổi là kết quả của hai yếu tố gần như tương đương nhau là tăng chi tiêu và giảm thu, trong khi ở nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi và các nước đang phát triển có thu nhập thấp thâm hụt ngân sách tăng chủ yếu xuất phát từ việc giảm nguồn thu do kinh tế suy thoái.
Không nên cho rằng hiển nhiên phải dự báo các nền kinh tế tiên tiến sẽ phục hồi mạnh mẽ. Các biến thể mới kháng vaccine có thể lan ra khắp thế giới. Khả năng rất cao là các nước sẽ không thể sớm mở lại các đường biên giới.
Cũng có thể, các chính sách tiền tệ và tài khóa hóa ra là đã quá mạnh, đặc biệt là ở Mỹ, như ông Larry Summers đã lập luận, tạo ra sự gia tăng mạnh về lạm phát, kỳ vọng lạm phát và lãi suất thực. Nếu đúng như vậy, các nhà hoạch định chính sách sẽ buộc phải "hãm phanh" và có thể tạo ra khủng hoảng nợ cho những người đi vay dễ bị tổn thương ở cả trong và ngoài nước.
Hơn nữa, ngay cả khi các quốc gia có thu nhập cao, Trung Quốc và một số quốc gia khác phục hồi mạnh mẽ, nhiều quốc gia mới nổi và đang phát triển có thể vẫn gặp khó khăn lớn do việc triển khai tiêm chủng vaccine chậm, các vấn đề trong quản lý nợ, những căng thẳng do tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng và không gian chính sách hạn chế. Các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch sẽ nhận thấy sự phục hồi đặc biệt chậm, nhất là nếu các biến thể mới tiếp tục xuất hiện.
Do đó, các nhà hoạch định chính sách ở các nước giàu không nên thở phào nhẹ nhõm và ngoảnh mặt làm ngơ trước những thách thức toàn cầu. Thay vào đó, họ nên làm bất cứ điều gì cần thiết để cả thế giới được tiêm chủng vào cuối năm tới và hỗ trợ phát triển các mũi tiêm nhắc lại cho tất cả mọi người, nếu cần thiết. Họ nên làm những gì cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia có đủ nguồn lực cần thiết để đối phó với những cú sốc về kinh tế và y tế này. Các nước này cũng cần làm những gì cần thiết để đảm bảo rằng, nếu khủng hoảng nợ xuất hiện, họ biết ai là chủ nợ và làm thế nào để quản trị đàm phán.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các nước giàu cần rút ra những bài học từ đại dịch này. Cho đến nay, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 3 triệu người và gây ra một cú sốc kinh tế lớn. Đại dịch tiếp theo có thể tồi tệ hơn nhiều ở cả hai khía cạnh đáng buồn trên. Những hòn đảo được cho là an toàn sẽ không phát triển trong một thế giới bị đe dọa bởi bệnh tật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Viện Gallup: Thu nhập của 50% người lao động thế giới bị giảm vì dịch COVID-19
19:30' - 03/05/2021
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Viện Gallup (Mỹ) công bố ngày 3/5, cứ 2 người trên thế giới thì có người bị sụt giảm thu nhập do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các nước giàu cần duy trì chống đói nghèo toàn cầu
15:23' - 07/04/2021
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây cho biết, các nước giàu có nghĩa vụ đảm bảo đại dịch COVID-19 không làm suy yếu các nỗ lực chống đói nghèo trên toàn thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản: Khoảng cách giàu nghèo gia tăng do dịch COVID-19
14:21' - 28/03/2021
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Nhật Bản như khoảng cách giàu nghèo trong xã hội gia tăng, lao động mất việc làm, đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống và du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu "cảnh giác" với những rủi ro tiềm ẩn
06:30' - 25/03/2021
Trong kịch bản kỳ vọng lạc quan, triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới vẫn có tính không xác định tương đối lớn, các thị trường mới nổi đặc biệt phải đề phòng với những rủi ro tiềm ẩn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến đạt 7 tỷ USD
08:31'
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait cho biết doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 6/2022, tăng đáng kể so với tài khóa trước.
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Senegal thúc đẩy hợp tác khai thác khí đốt
08:04'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thủ đô Dakar của Senegal để thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Macky Sall về hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng mới của Australia tuyên thệ nhậm chức
07:59'
Ngày 23/5, lãnh đạo Công đảng Australia, ông Anthony Albanese, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 31 của nước này, sau khi giành chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu quốc hội liên bang vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc "gặp khó" bởi chiến lược "Không COVID"
06:30'
Báo Le Monde mới đây có bài viết cho biết ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả nặng nề do chính sách phong tỏa được áp đặt ở một số thành phố lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị APEC kết thúc sau khi đàm phán về lương thực, năng lượng và chuỗi cung ứng
20:09' - 22/05/2022
Ngoài vấn đề Nga-Ukraine, Bộ trưởng của 21 nền kinh tế tham gia APEC đã thảo luận về các vấn đề như an ninh lương thực, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ
18:56' - 22/05/2022
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, cũng như vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu từ khi dịch COVID-19 bùng phát
14:38' - 22/05/2022
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng đắc cử Anthony Albanese cam kết cải thiện hình ảnh đất nước
14:18' - 22/05/2022
Ngày 22/5, Thủ tướng đắc cử Australia Anthony Albanese nhấn mạnh ông muốn thay đổi đất nước Australia, theo đó sẽ thay đổi chính sách về khí hậu để cải thiện hình ảnh của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội hiện thực hóa mục tiêu cường quốc xanh
13:24' - 22/05/2022
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ vào cuối ngày bầu cử quốc hội liên bang 21/5 cho thấy Công đảng Australia (ALP) đã giành được quyền thành lập chính phủ mới ở nước này.