Thế giới cần hàng nghìn tỷ USD để ứng phó với những hệ hụy từ biến đổi khí hậu
Việc hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương ứng phó với những hệ lụy từ biến đổi khí hậu như hạn hán, ngập lụt, nắng nóng cực đoan hay mưa bão, sẽ cần tới hàng nghìn tỷ USD, không phải chỉ hàng tỷ USD đang được nói đến tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh).
Hãng tin AFP trích nội dung một dự thảo báo cáo dài 4.000 trang của Liên hợp quốc, trong đó nhấn mạnh chi phí thực tế để thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gia tăng, và con số 100 tỷ USD mà Hội nghị COP26 đang thảo luận buộc các nước giàu phải đóng góp để hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu chỉ là khoản "trả trước" để chuẩn bị ứng phó với những hệ lụy không thể tránh khỏi từ biến đổi khí hậu.
Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về ứng phó với biến đổi khí hậu (IPCC) cũng chỉ ra một loạt yếu tố làm tăng chi phí khắc phục hậu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu, đó là nhiều thành phố ngập lụt, thiếu lương thực, nắng nóng cực đoan cướp đi sinh mạng của nhiều người và di cư ồ ạt.
Qua đó, báo cáo khẳng định những thỏa thuận hiện có về kinh phí hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu không tương xứng với quy mô tác động của tình trạng này.
Báo cáo đề cập hiện trạng Trái Đất ấm lên, theo đó nhiệt độ toàn cầu cao hơn 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, làm tăng các hình thái thời tiết cực đoan và xu hướng này đang tiếp tục gia tăng, vượt quá mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái đất trong khoảng từ 1,5 độ C tới 2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo, ngay cả khi những cam kết về cắt giảm phát thải khí nhà kính trong năm 2021 được hiện thực hóa, nhiệt độ của bề mặt Trái Đất vẫn sẽ tăng ở mức 2,7 độ C. Nhiệt độ càng tăng, chi phí ứng phó cũng tăng theo.
IPCC ước tính đến năm 2050, chi phí cho thích ứng với biến đổi khí hậu có thể lên tới 1.000 tỷ USD/năm. Trong khi đó, mục tiêu của Hội nghị COP26 là huy động 100 tỷ USD/năm để tài trợ cho các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển.
Dự kiến báo cáo trên sẽ được công bố vào đầu năm tới. Nhiều nhà khoa học bày tỏ đáng tiếc báo cáo trên không được công bố chính thức trước hội nghị COP26 để các chuyên gia và các nhà ngoại giao có những đánh giá toàn diện hơn trong khuôn khổ hội nghị này.
Một số chuyên gia cho rằng khoản cam kết 100 tỷ USD đã lỗi thời và quá ít so với con số thực tế mà các nước đang phát triển cần để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đầu tháng này, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cũng đã công bố một báo cáo cho biết nhu cầu tài chính để hỗ trợ cho các chương trình ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ vào khoảng 300 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2030 và tăng lên 500 tỷ USD/năm vào năm 2050./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Thụy Sĩ cam kết góp 25 triệu USD cho quỹ ứng phó biến đổi khí hậu
20:52' - 11/11/2021
Bộ trưởng Môi trường Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga ngày 11/11 thông báo nước này cam kết đóng góp 25 triệu USD hỗ trợ các nỗ lực của các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
Quốc tế hoan nghênh việc Mỹ và Trung Quốc ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu
19:03' - 11/11/2021
Mỹ và Trung Quốc ngày 10/11 ra tuyên bố chung có tên "Tăng cường hành động vì khí hậu trong những năm 2020", trong đó cam kết sẽ xây dựng chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu
07:52' - 11/11/2021
Mỹ và Trung Quốc ngày 10/11 ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, theo đó hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cam kết xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Tài chính & Ngân hàng
Biến đổi khí hậu khiến nhiều nước nghèo sa lầy trong các khoản nợ
08:35' - 10/11/2021
Nhiều quốc gia đã buộc phải chấp nhận các khoản vay để giúp phục hồi sau những biến cố khắc nghiệt và điều đó đã khiến các nước này sa lầy trong các khoản nợ khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
COP26 tập trung thảo luận vấn đề tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
13:41' - 08/11/2021
COP26 sẽ thúc đẩy thỏa thuận về cách thức giúp các nước dễ bị tổn thương ứng phó với tình trạng ấm lên toàn cầu và đền bù cho những nước đó về những thiệt hại đã phải hứng chịu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.