Biến đổi khí hậu khiến nhiều nước nghèo sa lầy trong các khoản nợ
Idai và Kenneth - hai cơn bão lớn kèm lốc xoáy đổ bộ vào bờ biển Mozambique hồi tháng 3/2019 - đã khiến hơn 250.000 người mất nhà ở, trong khi khoảng 1,2 triệu người lâm vào cảnh thiếu thốn thuốc men, thực phẩm và không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh cơ bản.
Mozambique đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 3 tỷ USD để giúp nước này xây dựng lại cơ sở hạ tầng, đảm bảo các nguồn cung nhu yếu phẩm, đồng thời xử lý các ổ dịch bệnh lây truyền qua đường nước.Tuy nhiên, thay vì khoản tiền mong muốn trên, nước này chỉ nhận được khoản vay 120 triệu USD do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp và phải mất nhiều tháng nữa trước khi tiếp nhận thêm các nguồn tài chính khác.
Mặc dù vậy, ông Daniel Ribeiro - một điều phối viên kỹ thuật tại tổ chức Justica Ambiental/Những người bạn của Trái Đất tại Mozambique - cho biết: "Đó mới chỉ là một phần nhỏ trong những gì cần thiết. Chúng ta đang nói về những tổn thương xã hội không thể chữa lành. Tiền bạc cũng không thể bù đắp hết được. Chúng ta không thể thích ứng với những gì đã và đang xảy ra". Khi các quốc gia bắt đầu đàm phán về Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP) cách đây hơn 30 năm, biến đổi khí hậu vẫn còn được coi là một vấn đề của tương lai. Năm 2009, các quốc gia giàu có - vốn là những nước chịu trách nhiệm về mặt lịch sử đối với phần lớn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - cam kết cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020, để hỗ trợ các nước nghèo hơn khắc phục hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu.Khoản tài chính này được dành cho hai nhiệm vụ: giảm thiểu hoặc giúp các quốc gia hạn chế sự ấm dần lên của Trái Đất thông qua nền kinh tế trung hòa carbon và điều chỉnh, giúp đỡ các nước này lên kế hoạch ứng phó với các kịch bản nước biển dâng cao và những trận mưa lớn trong những thập kỷ tới.
Tính tới thời điểm này, nhiệt độ Trái Đất mới chỉ tăng thêm 1,1 độ C, nhưng các quốc gia trên thế giới đã bị tàn phá nặng nề trong các đợt thời tiết khắc nghiệt; các thảm họa liên quan khí hậu đã khiến hàng chục triệu người phải di dời nơi ở và gây thiệt hại tài sản lên tới hàng trăm tỷ USD.Tuy vậy, việc gây quỹ đền bù cho các thiệt hại này thậm chí còn không được đưa vào chương trình nghị sự chính thức của Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26), đang diễn ra tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh.
Khoản chi 100 tỷ USD mỗi năm được cam kết cho việc thích ứng với khí hậu và giảm thiểu thiệt hại thiên tai rốt cuộc cũng sẽ được sẵn sàng triển khai từ năm 2022 hoặc 2023, dù muộn hơn vài năm so với lộ trình đã hoạch định trước đó.Tuy nhiên, con số này không thấm vào đâu so với những mất mát và thiệt hại do thiên tai gây ra.
Các nghiên cứu cho thấy thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra có thể lên tới 500 tỷ USD/năm vào năm 2030. Trong khi đó, một phân tích của tổ chức từ thiện Christian Aid công bố ngày 8/11 cho thấy 65 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong các đợt thiên tai có thể bị sụt giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình 20% vào năm 2050. Ông Abul Kalam Azad - một chuyên gia kỳ cựu người Bangladesh về các cuộc đàm phán khí hậu - cho biết việc các nước giàu không thể đáp ứng con số 100 tỷ USD đã làm xói mòn niềm tin tại COP26. Ông nhấn mạnh con số này "không dựa trên nhu cầu, mà là chính trị".Theo báo cáo năm 2020 của tổ chức Oxfam, các quốc gia đã "thổi phồng" về mức đóng góp của họ cho tài chính khí hậu và hầu hết được cung cấp dưới dạng cho vay không ưu đãi.
Ông Aiyaz Sayed-Khaiyum - Bộ trưởng Kinh tế và biến đổi khí hậu của Fiji - nhấn mạnh rằng tổn thất và thiệt hại tài chính phải được "bổ sung và tách biệt” với khoản 100 tỷ USD đã cam kết trước đó.Theo ông, giống như Mozambique, sau các cơn bão Idai và Kenneth, nhiều quốc gia đã buộc phải chấp nhận các khoản vay để giúp phục hồi sau những biến cố khắc nghiệt và điều đó đã khiến các nước này sa lầy trong các khoản nợ khí hậu./.
>>>“Đám mây đen” đang che phủ hội nghị COP26
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
COP26 tập trung thảo luận vấn đề tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
13:41' - 08/11/2021
COP26 sẽ thúc đẩy thỏa thuận về cách thức giúp các nước dễ bị tổn thương ứng phó với tình trạng ấm lên toàn cầu và đền bù cho những nước đó về những thiệt hại đã phải hứng chịu.
-
Doanh nghiệp
10% doanh nghiệp khởi nghiệp tại Israel đầu tư cho chống biến đổi khí hậu
08:56' - 06/11/2021
IIA- Cơ quan Đổi mới Israel cho biết, có khoảng 10% các công ty công nghệ cao được thành lập trong năm qua tại nước này đã đầu tư phát triển các công nghệ chống biến đổi khí hậu (CBĐKH).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,
-
Tài chính & Ngân hàng
Eximbank bác tin đồn bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động cấp tín dụng
15:34' - 19/11/2024
Eximbank khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cảnh báo tương lai bất ổn của ngành tài chính Thụy Sỹ
09:07' - 19/11/2024
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ (FINMA) cảnh báo rằng ngành tài chính nước này sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn do các cuộc xung đột địa chính trị đang diễn ra trên khắp thế giới.