Thế giới cần hướng đi mới trong chiến lược chống COVID-19
Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã khiến thế giới không kịp trở tay trước làn sóng dịch bệnh mới. Độ nguy hiểm của biến thể này không chỉ nằm ở tốc độ lây nhiễm nhanh chóng, mà còn ở khả năng né tránh các vaccine ngừa COVID-19 tốt nhất hiện nay.
Bài viết nhấn mạnh mặc dù vaccine vẫn là công cụ quan trọng giúp bảo vệ con người trước COVID-19, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong, song các ca nhiễm đột phá đang ngày càng trở nên phổ biến. Khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 trong nhóm người đã tiêm phòng là một trong những điểm nổi bật của virus này.
Bài viết đã chỉ ra những biện pháp phòng dịch hữu hiệu mà thế giới cần sử dụng để phòng ngừa Omicron và các biến thể khác trong tương lai. Phòng tuyến đầu tiên chính là y tế công.
Việc tăng cường xét nghiệm, truy vết và thiết lập hệ thống cách ly có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm nhanh trong cộng đồng. Thời gian qua, nhiều nước tại châu Á đã đẩy mạnh triển khai và đầu tư vào những hệ thống này ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, qua đó giúp giảm số ca mắc và tỷ lệ tử vong.
Tuy nhiên, tại Mỹ, có nhiều báo cáo trong tuần này cho thấy người dân nước này vẫn đang phải xếp hàng nhiều giờ để xét nghiệm, trong khi các cửa hàng dược lại thiếu các bộ xét nghiệm nhanh. Đây giống như lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc cần liên tục đầu tư cho các biện pháp y tế công xuyên suốt đại dịch.
Nhiều người dân sẽ không thể đánh đổi giờ làm để đi xếp hàng xét nghiệm hoặc gặp khó khăn trong việc tìm mua xét nghiệm nghiệm nhanh, từ đó vô tình lây nhiễm cho cộng đồng và đối mặt với nguy cơ điều trị chậm trễ.
Để giúp người dân có thể nhanh chóng tiếp cận xét nghiệm nhanh, bài viết cho rằng Mỹ cần giảm giá xét nghiệm nhanh, hiện đang có giá bán lẻ trung bình là 23 USD. Trên thực tế, các bộ xét nghiệm này có thể được sản xuất với chi phí chỉ 0,5 USD.
Năm 2018, Các phòng thí nghiệm Abbott đã cung cấp 100 triệu bộ xét nghiệm nhanh virus viêm gan B cho Chính phủ Ai Cập với giá chỉ 0,5 USD/bộ. Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận tương tự để cung cấp xét nghiệm nhanh COVID-19 cho toàn bộ người dân nước này.
Biện pháp thứ hai là tăng cường các phương pháp điều trị. Tình hình dịch thời gian qua cho thấy một thực tế là vaccine đã không giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm như kỳ vọng. Tuy nhiên, vaccine đã giúp bảo vệ người dân trước nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, cũng như giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19. Do đó, vẫn còn hy vọng rằng các thế hệ vaccine tiếp theo sẽ giúp bảo vệ tốt hơn trước phần lớn các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra các chiến thuật cơ bản mà virus corona đã dùng để xâm nhập và ức chế hệ miễn dịch của con người. Chiến thuật đầu tiên chính là biến đổi kháng nguyên, theo đó virus có thể thay đổi hình dạng bên ngoài để "đánh lừa" hệ miễn dịch.
Virus cúm chính là điển hình cho xu hướng này. Việc virus corona đã lây nhiễm nhanh chóng qua thời gian cho thấy không có cách nào để ngăn virus này thích nghi và tái lây nhiễm. Một khi virus xâm nhập vào vật chủ mới, do kháng thể suy yếu hay không thể nhận ra biến thể mới, virus sẽ tiếp cận với hệ miễn dịch bẩm sinh.
Thông qua việc trì hoãn cơ chế báo động của hệ miễn dịch từ 5-6 ngày, virus có thể nhân lên nhanh chóng và tiếp tục lây nhiễm cho người khác. Chiến thuật tiếp theo là tốc độ. Sau thời gian tiêm phòng COVID-19 hoặc mắc bệnh, nồng độ kháng thể cao cũng sẽ giảm đi và con người sẽ phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ của các tế bào để tạo ra các kháng thể mới.
Tuy nhiên, tốc độ nhân bản của virus sẽ vượt qua khả năng ghi nhớ của tế bào, vốn cần đến 3-5 ngày. Trong thời gian đó, virus sẽ có khả năng sinh sôi, ra khỏi cơ thể và lây cho vật chủ mới. Tin tốt là phản ứng miễn dịch từ tiêm phòng sẽ giúp bảo vệ con người khỏi nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong do COVID-19.
Bài viết kết luận để đánh bại virus SARS-CoV-2, cần có kháng thể đơn dòng sử dụng cho điều trị và phòng ngừa khi dịch bùng phát trong những nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, chẳng hạn như những người sinh sống ở nhà dưỡng lão. Dù biến thể Omicron đã biến đổi để kháng vaccine, song kinh nghiệm ứng phó với virus HIV sẽ đem lại giải pháp mới.
Dù thế giới vẫn chưa thành công trong việc tạo ra vaccine ngừa virus HIV, song việc nghiên cứu phương pháp điều trị trong nhiều thập kỷ đã khiến virus này hiện không còn là "án tử hình" đối với người bệnh.
Tuần trước, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt thuốc kháng virus dạng tiêm đầu tiên nhằm ngăn ngừa nguy cơ phơi nhiễm virus HIV. Loại thuốc mới có tên là Apretude do GlaxoSmithKline bào chế, được tiêm cho bệnh nhân hai tháng một lần.
Trên cơ sở đó, bài viết cho rằng thế giới cần sử dụng chiến lược tương tự để tạo ra các loại thuốc hiệu quả, tác dụng lâu dài nhằm bù đắp các lỗ hổng hiện nay về chiến lược bảo vệ người dân trong dài hạn. Hiện nay vẫn còn nhiều hướng đi tiềm năng trong việc phát triển thuốc điều trị COVID-19. Bài viết cho rằng các nước cần mở rộng phạm vi nghiên cứu thuốc sang các enzyme và protein đặc biệt liên quan đến virus SARS-CoV-2 mà không tồn tại trong cơ thể người.
Điều này sẽ giúp tạo ra các phương thuốc diệt virus đặc hiệu mà không gây hại cho con người. Việc điều chỉnh phương thuốc điều trị là không đơn giản, khi đòi hỏi đẩy nhanh nghiên cứu và sự phối hợp toàn cầu giữa các quốc gia, giữa các chuyên gia và ngành công nghệ sinh dược.
Điều này cũng cần đến nguồn lực và đầu tư tương tự như của Chiến dịch Thần tốc về tiêm phòng COVID-19 của Mỹ. Bài viết kết luận, chỉ có tăng cường năng lực y tế công và phòng tuyến y khoa, thế giới mới có thể tự bảo vệ mình khỏi biến thể Omicron./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
26 nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ quận Đống Đa chống dịch COVID-19
18:46' - 28/12/2021
Trước số ca mắc COVID-19 tăng nhanh tại các quận nội thành Hà Nội, ngày 28/12, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ xuất quân, cử các cán bộ y tế tăng cường chống dịch COVID-19 cho quận Đống Đa, Hà Nội.
-
Kinh tế tổng hợp
Ngày 28/12, thêm 14.440 ca mắc COVID-19 mới, Hà Nội đứng đầu với gần 2.000 ca
18:31' - 28/12/2021
Theo bản tin Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 27/12 đến 16h ngày 28/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.440 ca nhiễm mới.
-
Đời sống
Làm gì khi tự test nhanh dương tính COVID-19?
13:46' - 28/12/2021
Hiện nay không ít trường hợp cá nhân mua test nhanh COVID-19 về để tự xét nghiệm COVID-19 tại nhà. Tuy nhiên, khi có kết quả test nhanh dương tính lại chưa biết xử trí ra sao.
-
Đời sống
Hướng dẫn cách tự test nhanh COVID-19 tại nhà
10:47' - 28/12/2021
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tự xét nghiệm tại nhà tăng cao, dưới đây là video hướng dẫn cách tự test nhanh COVID-19 cho đúng và an toàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.