Thế giới quay trở lại với than - nỗ lực giảm khí thải chậm lại?
Nguồn cung năng lượng toàn cầu thắt chặt khiến nhiều nước quay trở lại với than - loại nhiên liệu hóa thạch thải ra nhiều khí thải nhất. Từ Mỹ, châu Âu đến Trung Quốc, nhiều nền kinh tế lớn đang tăng cường mua than để đảm bảo nguồn cung điện trong ngắn hạn, bất chấp cam kết trước đó là giảm tiêu thụ nhiên liệu này để chống biến đổi khí hậu.
* Sự trỗi dậy của than đá
Việc các nước chạy đua để có được nguồn nhập khẩu than, vốn đang thiếu hụt do nhiều năm đầu tư vào các mỏ mới sụt giảm, đã đẩy giá than thế giới lên mức kỷ lục mới trong năm nay. Giá than giao ngay tại cảng Newcastle của Australia - nhà cung cấp than chính cho châu Á - lần đầu tiên đạt mức 400 USD/tấn vào tháng trước.
Các nước châu Âu đang có nhu cầu than rất lớn bởi họ cần dự trữ than để đảm bảo cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và nhà máy sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho khu vực. Đức, quốc gia đã cam kết loại bỏ than trong cơ cấu nguồn điện vào năm 2030, lại là một trong những quốc gia đang tăng nhập khẩu mặt hàng này.
Alex Msimang, chuyên gia năng lượng tại công ty luật Vinson & Elkins (Anh), nhận xét rằng tâm lý hiện nay là thà mua nhiều than đá còn hơn là phụ thuộc nhiều hơn vào Nga.
Một số khu vực tại Mỹ cũng đang tăng cường sử dụng nhiệt điện than, giữa bối cảnh nhu cầu điện tăng cao do nhiệt độ nóng bất thường đẩy nước này vào nguy cơ mất điện vào mùa Hè này.
Trung Quốc - nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới - đang mở rộng sản xuất than và thúc đẩy nhiệt điện. Năm ngoái, khủng hoảng năng lượng đã khiến nước này rơi vào tình trạng thiếu điện và phải cắt điện theo giờ ở một số khu vực.
Ấn Độ cũng đang phụ thuộc nhiều vào than khi nhu cầu năng lượng tăng lên. Rahul Tongia, thành viên cấp cao của Trung tâm Tiến bộ Kinh tế và Xã hội có trụ sở tại New Delhi, cho biết sản lượng điện than của nước này đạt kỷ lục vào tháng 4/2022.Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vốn đầu tư vào chuỗi cung ứng than toàn cầu tăng 10% trong năm 2021, với hoạt động sản xuất than ở Trung Quốc và Ấn Độ là các “đầu tàu”. IEA ước tính đầu tư trên toàn cầu vào chuỗi cung ứng than trong năm nay sẽ tiếp tục tăng 10% lên khoảng 115,5 tỷ USD với Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chiếm thị phần chính khi hai nước này đều đang cố gắng ngăn chặn tình trạng thiếu điện.
Các công ty khai thác than đang “hốt bạc”, với tập đoàn khai khoáng Glencore của Anh-Thụy Sỹ dự kiến lợi nhuận đạt 3,2 tỷ USD trong nửa đầu năm nay - con số ấn tượng nếu so với mức lợi nhuận 3,7 tỷ USD của cả năm 2021. Các nhà phân tích của ngân hàng Deutsche Bank AG, nhận xét rằng giá than cao sẽ đưa Glencore trở thành một trong những công ty mang lợi nhuận cho cổ đông hàng đầu trên thị trường.
Trong suốt thập kỷ qua, nhu cầu than đã giảm mạnh ở nhiều nước phương Tây. Loại nhiên liệu này được thay thế bằng các dạng năng lượng sạch hơn và có giá thành cạnh tranh hơn. Khí đốt tự nhiên trở nên dồi dào hơn nhờ công nghệ nứt vỡ thủy lực (fracking) bùng nổ tại Mỹ và nguồn cung từ Nga xuất sang châu Âu.
Các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng Mặt Trời cũng giành được thị phần lớn hơn nhờ chi phí giảm và các khoản hỗ trợ phát triển bền vững của chính phủ. Tuy nhiên, sức mua than toàn cầu vẫn duy trì mạnh mẽ, chủ yếu là do nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh ở hầu hết quốc gia còn lại trên thế giới và đang trên đà thiết lập kỷ lục mới trong năm nay, theo dự báo của IEA.
* Thách thức đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Sự trỗi dậy của than đá, loại nhiên liệu thải ra gấp đôi lượng CO2 so với khí đốt, đe dọa các nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mục tiêu mà hơn 190 quốc gia đã nhất trí theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) dự báo lượng khí thải đang tăng hiện nay sẽ cần phải giảm mạnh vào cuối thập kỷ này để đạt được mục tiêu trên.
Các nhà hoạt động vì khí hậu lo ngại không chỉ về xu hướng sử dụng than tăng lên trong ngắn hạn, mà xung đột tại Ukraine và các sự kiện địa chính trị khác đang khiến các nước thúc đẩy đầu tư cho các dự án khí đốt mới có thể hoạt động trong hàng thập kỷ.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, mặc dù nhiều quốc gia đang chạy đua để tăng nguồn cung và dự trữ than trong thời gian ngắn, song họ không ký hợp đồng mới với các công ty khai thác than. Điều này trái ngược với thị trường khí đốt tự nhiên, khi một số quốc gia đã bắt đầu ký các thỏa thuận dài hạn với các nhà cung cấp LNG ở Mỹ và Qatar.
Tuy nhiên, những nỗ lực làm giảm sự phụ thuộc vào Nga của các quốc gia phương Tây sẽ tiếp tục khiến nguồn cung than toàn cầu thắt chặt trong tương lai gần. Vào tháng Tư, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trị cấm nhập khẩu than của Nga. Trước cuộc xung đột, Nga là nhà cung cấp than sử dụng trong nhiệt điện lớn nhất của châu Âu và lệnh cấm này đã ảnh hưởng đến khoảng 70% nguồn cung mà các nhà máy điện ở châu Âu cần, theo công ty năng lượng Rystad Energy.
Trong khi đó, Đức, Italy, Pháp, Anh, Hà Lan và Áo đang chuẩn bị khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than, đẩy mạnh sản xuất hoặc duy trì hoạt động của các nhà máy này lâu hơn kế hoạch. Nhiều quốc gia EU đang cố gắng tích trữ khí đốt cho mùa Đông khi nhu cầu sưởi ấm tăng.
Gerben Hieminga, nhà kinh tế cấp cao về năng lượng của ngân hàng ING Group (Hà Lan), cho biết các nước đang điều chỉnh lại kênh phân phối để mua được nhiều than hơn từ Australia và Mỹ, nhưng điều này cần thời gian và tiền bạc.
Chris Walker, cựu quản lý hoạt động tiếp thị và kinh doanh của công ty khai thác than Peabody Energy Corp (Mỹ), cho biết Mỹ không thể tăng sản lượng than quá nhiều nếu không đổ thêm tiền đầu tư vào khai thác, hiện các công ty đang cố gắng sản xuất nhiều hơn mà không ảnh hưởng đến nguồn vốn dài hạn.
Natalie Biggs, người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường than nhiệt tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, nhận xét rằng loại than dễ mở rộng quy mô nhất là than chất lượng thấp hơn (nhiệt lượng thấp), thường được khai thác gần mặt đất, kém hiệu quả hơn và chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu nhập khẩu than của châu Âu.
Mặt khác, các cơ quan khí hậu lo ngại châu Á có thể tiếp tục dùng than đá lâu hơn dự kiến. Các nhà theo dõi dữ liệu năng lượng cho biết Trung Quốc, quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, chiếm khoảng một nửa công suất điện than toàn cầu. Các nhà máy nhiệt điện của nước này chiếm gần 1/3 lượng than tiêu thụ toàn thế giới. Ryna Cui, Đồng giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Bền vững Toàn cầu của Đại học Maryland, cho biết Trung Quốc vẫn đang xây dựng các nhà máy than mới và động thái này có thể dẫn tới nguy cơ cung vượt cầu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Italy chỉ suy thoái khi bị cắt nguồn cung khí đốt từ Nga
19:03' - 09/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Ignazio Visco khẳng định nước này “chỉ rơi vào suy thoái kinh tế trong trường hợp các nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bị cắt đứt”.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina mở thầu dự án đường ống dẫn khí đốt lớn nhất nước
11:08' - 09/07/2022
Ngày 8/7, Tập đoàn Năng lượng nhà nước ENARSA của Argentina tuyên bố mở thầu thi công giai đoạn đầu tiên của dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt mang tên cố Tổng thống Néstor Kirchner.
-
Kinh tế Thế giới
EC đề phòng khả năng ngừng hoàn toàn nguồn khí đốt từ Nga
17:48' - 06/07/2022
Ngày 6/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần lên kế hoạch khẩn cấp để chuẩn bị cho tình huống cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
07:49' - 21/06/2022
Các doanh nghiệp châu Âu cân nhắc quay trở lại sử dụng than đá để bù đắp nguồn cung khí đốt sụt giảm từ Nga.
-
Hàng hoá
Ukraine ngừng xuất khẩu khí đốt, than đá và dầu nhiên liệu
08:12' - 14/06/2022
Chính phủ Ukraine đã thông qua kế hoạch ngừng xuất khẩu khí đốt, than đá và dầu nhiên liệu do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26'
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30'
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30'
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.