Thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng Việt khi xuất khẩu sang Hà Lan
Bà Võ Thị Ngọc Diệp - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan thông tin, Hà Lan đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất, đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Âu. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Hà Lan ở khu vực châu Á và nằm trong nhóm 20 nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Hà Lan.
Đáng lưu ý, kể từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã mang đến nhiều cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Đặc biệt, Hà Lan đã được coi là cửa ngõ để vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), nơi trung chuyển hàng hóa hàng đầu châu Âu và thế giới với các mặt hàng rau, củ, quả. “EU là một thị trường năng động với Hiệp định EVFTA nên hàng hóa của Việt Nam không chỉ có thêm cơ hội xuất khẩu sang Hà Lan mà còn có nhiều lợi thế tiến sâu vào các nước trong khu vực này”, bà Võ Thị Ngọc Diệp nhấn mạnh.Theo số liệu thống kê từ Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hà Lan trong năm 2024 đạt gần 13,8 tỷ USD, tăng 26,3% so với năm 2023. Đáng lưu ý, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 13 tỷ USD, tăng 26,9%, giá trị nhập khẩu từ Hà Lan đạt 784 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023.
“Đây là mức tăng trưởng thương mại cao nhất trong 5 năm trở lại đây và đã đưa Hà Lan trở thành đối tác thương mại châu Âu lớn nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Với đà tăng của năm 2024, dự báo năm 2025, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan sẽ tiếp tục có mức tăng ấn tượng”, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan nêu rõ. Tuy nhiên, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hà Lan trong tháng 1/2025 đạt 1,04 tỷ USD, giảm 10,1% so với tháng trước đó và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2024. Dù vậy, mức giảm này không đáng lo ngại trong bối cảnh thương mại hai nước có nhiều động lực tăng trưởng. Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1 năm 2025 là nhóm hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 273,6 triệu USD, giảm 24,6% so với tháng 12/2024 và tăng 20,9% so với cùng tháng năm 2024, chiếm 26,1% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 177,7 triệu USD, giảm 9,3% so với tháng trước và giảm 16,2% so với cùng tháng năm trước. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hà Lan tăng trong tháng 1 năm 2025 tăng so với cùng kỳ năm trước là cà phê tăng 99,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 80,3%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 43,7%; cao su tăng 38,8%. Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), những năm qua, quan hệ Việt Nam - Hà Lan được đánh giá là điển hình của mối “quan hệ năng động và hiệu quả” giữa hai khu vực Á - Âu. Năm 2024, Hà Lan có thêm 24 dự án được cấp mới và 20 dự án điều chỉnh tăng vốn, nâng tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và mua cổ phần lên 546 triệu USD. Hiện tại, Hà Lan vẫn tiếp tục giữ vị trí là nhà đầu tư lớn nhất của EU vào Việt Nam, xếp vị trí thứ 8 trong 147 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lũy kế là 14,979 tỷ USD cho 456 dự án còn hiệu lực. Việt Nam hiện có 11 dự án đầu tư tại Hà Lan với tổng vốn đăng ký là 124,5 triệu USD. Nhận định từ các chuyên gia thương mại, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, xuất khẩu không chỉ là động lực tăng trưởng quan trọng mà còn là thước đo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để vươn xa và tạo dựng vị thế vững chắc, doanh nghiệp không thể chỉ tập trung vào số lượng hay giá thành, mà cần hướng đến một chiến lược xuất khẩu bền vững. Việc này không chỉ đơn thuần là việc đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế, mà còn phải đảm bảo các yếu tố về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) bao gồm việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tuân thủ các quy định lao động và thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, cũng như đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật quốc tế. Do đó, các chuyên gia thương mại cho rằng: Việc hướng tới xuất khẩu bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế mà còn tạo dựng uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Qua đó, mang lại lợi ích lớn cả về thị trường, tài chính lẫn thương hiệu, giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và vươn xa.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Đa dạng thị trường để giảm rủi ro xuất khẩu
17:57' - 19/02/2025
Việc đa dạng thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các biến động khó lường, nặng chính sách bảo hộ và xung đột thương mại leo thang hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ấn Độ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn
15:22' - 22/02/2025
Sản phẩm bị điều tra dự kiến là sợi Elastomeric Filament Yarn thuộc các mã HS: 5402, 5403 và 5404. Sản phẩm này xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bị Ấn Độ điều tra và áp thuế chống bán phá giá năm 2016.
-
DN cần biết
Việt Nam vươn lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore
09:24' - 21/02/2025
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Singapore trong tháng 1 đang giữ đà tăng trưởng dương với cả 3 chỉ tiêu kim ngạch đều tăng mạnh, đưa Việt Nam thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
14:09' - 20/02/2025
Kế hoạch được Bộ Công Thương xây dựng trên nguyên tắc có trọng tâm, thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; công khai, minh bạch, hiệu quả, không chồng chéo, trùng lặp.
-
DN cần biết
VietOffice 2025 sẽ quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia
11:01' - 20/02/2025
VietOffice 2025 quy tụ hơn 100 doanh nghiệp với 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm, thiết bị văn phòng tân tiến, giúp định hình một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp.
-
DN cần biết
Cho phép thông thương qua hai cửa khẩu phụ với Lào
09:12' - 20/02/2025
UBND tỉnh Nghệ An cho biết, từ ngày 20/2, hai cửa khẩu phụ Thông Thụ - Nậm Tạy (Lào), Thanh Thủy – Nậm On (Lào) chính thức được phép thông thương.
-
DN cần biết
Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyester
19:09' - 19/02/2025
Bộ Công Thương vừa quyết định về việc rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất
19:07' - 19/02/2025
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng vừa ký ban hành Quyết định số 422 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
-
DN cần biết
Hàn Quốc sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trước bão thuế quan của Mỹ
16:23' - 19/02/2025
Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ của nước này ứng phó với thuế quan của Mỹ bằng cách tài trợ cho các biện pháp đối phó của họ.
-
DN cần biết
Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt từ Việt Nam
15:12' - 19/02/2025
Sản phẩm rà soát phân loại theo mã HS là mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép thuộc mã HS 7306.19, HS 7306.29, HS 7306.30, HS 7306.40, HS 7306.50; HS 7306.61, HS 7306.69, HS 7306.90 từ Việt Nam.