Theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường trong nước
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động thương mại nội địa dịch vụ trong 5 tháng đầu năm nay tiếp tục xu hướng tăng trưởng khá, lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Theo Vụ Thị trường trong nước, thời tiết đang vào mùa nắng nóng nên nhu cầu đối với một số nhóm hàng thực phẩm giảm nhưng ngược lại các mặt hàng đồ gia dụng làm mát lại tăng. Cùng đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm giá có xu hướng ổn định hoặc giảm. Một số mặt hàng trái cây có tính mùa vụ cao như vải, xoài, mận… đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch rộ. Nhưng, do các địa phương đã triển khai tốt hoạt động xúc tiến thương mại nên giá vẫn duy trì ở mức ổn định.
Hơn nữa, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.Đại diện Vụ Thị trường trong nước cũng cho hay, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá các sản phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới nên trong tháng 5 giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành ngày 2/5 và giảm trong kỳ điều hành ngày 17/5.
Do đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 đạt 403.800 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, tính chung cả 5 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.983.700 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,6% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,5%). Với mức tăng trưởng khá cao cho thấy, thị trường trong nước luôn ổn định, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân được duy trì tốt. Lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, không xảy ra thiếu hàng sốt giá. Đáng lưu ý, do có kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 khá dài nên doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng qua đạt 236.000 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng mức và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá so với cùng kỳ năm trước.Các chuyên gia thương mại dự báo, trong thời gian tới các yếu tố chính trị và căng thẳng thương mại giữa các nước lớn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường các mặt hàng thiết yếu. Giá xăng dầu diễn biến tăng giảm đan xen, giá một số nông sản tăng nhẹ sẽ tác động đến thị trường các mặt hàng thiết yếu trong nước.
Cùng với đó, nhu cầu du lịch, dịch vụ tăng trong dịp nghỉ hè, nhu cầu tiêu thụ điện, nước sinh hoạt tiếp tục tăng khi thời tiết nắng nóng... Tuy nhiên, do nguồn cung các mặt hàng tương đối dồi dào nên cung cầu luôn được bảo đảm, mặt bằng giá hàng hóa sẽ không có biến động lớn.
Vì vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nội địa để góp phần thúc đẩy tiêu thụ và sức mua trên thị trường; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, thị trường miền núi, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa về nông thôn, vùng biên giới, hải đảo.
Ngoài ra, nhằm tạo sự đồng thuận trong điều hành của nhà nước và bình ổn thị trường Bộ sẽ tập trung theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương triển khai 47 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
11:13' - 28/05/2019
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến cuối tháng 1/2019, Bộ Công Thương đã triển khai 47 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở cấp độ 3 và 4.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương phối hợp xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính
16:54' - 18/05/2019
Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Người tiêu dùng Nhật Bản dần chuyển sang sử dụng gạo nhập khẩu
17:45' - 17/04/2025
Do tình trạng thiếu hụt nguồn cung gạo, nhiều nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại Nhật Bản đã buộc phải tìm đến các nguồn gạo thay thế từ nước ngoài, chủ yếu là gạo Mỹ.
-
Thị trường
Tiêu thụ rượu vang toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 60 năm
14:16' - 16/04/2025
Ngày 15/4, Tổ chức Nho và Rượu vang quốc tế (OIV) cho biết, lượng tiêu thụ rượu vang trên toàn cầu trong năm 2024 đã giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm qua.
-
Thị trường
Giới đầu tư vẫn thận trọng với đồng USD do lo ngại về thuế quan của Mỹ
07:00' - 16/04/2025
Phần lớn sự biến động khiến đồng USD lao dốc và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng vọt hồi tuần trước đã có phần lắng xuống trong phiên 15/4, nhưng tâm lý thị trường vẫn còn dè dặt.
-
Thị trường
Thị trường việc làm Hàn Quốc suy giảm mạnh nhất kể từ năm 2013
14:35' - 15/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSIS) cho biết thị trường việc làm của nước này đã chứng kiến mức suy giảm theo quý mạnh nhất trong hơn một thập kỷ qua.
-
Thị trường
OPEC điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2025
08:45' - 15/04/2025
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 14/4 đã điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu mỏ, viện dẫn tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới.
-
Thị trường
Xây dựng chiến lược phát triển, quảng bá thương hiệu yến sào
15:29' - 12/04/2025
Yến sào Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và quốc tế.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2025
19:43' - 11/04/2025
Từ ngày 4 - 6/9/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE HCMC 2025 lần thứ 19 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
Thị trường
Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 – 1/5: Nhiều đường bay "cháy vé", giá tăng cao
09:55' - 11/04/2025
Dữ liệu cho thấy, nhiều chặng bay đến các điểm du lịch nổi tiếng đã gần kín chỗ, trong khi giá vé máy bay phổ thông đang tiệm cận mức cao nhất tương đương dịp Tết Nguyên đán.
-
Thị trường
Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan
17:47' - 10/04/2025
Tuy chính sách thuế quan đã được tạm hoãn áp dụng với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày, nhưng tương lai của các siêu thị châu Á và cửa hàng tạp hóa chuyên biệt tại Mỹ vẫn còn chưa chắc chắn.