Thị trường bán lẻ Đà Nẵng dần hồi phục
Thời gian qua, sau khi dịch COVID-19 được tạm thời khống chế trên cả nước, lượng khách nội địa đến Đà Nẵng bắt đầu tăng trở lại, kéo theo sự phục hồi tại các chợ truyền thống và các chuỗi kinh doanh, dịch vụ trong thành phố. Ngành công thương thành phố Đà Nẵng cũng đang triển khai nhiều chương trình kích cầu mua sắm nhằm vực dậy thị trường bán lẻ trong nước sau ảnh hưởng của dịch bệnh.
*Sôi động thị trường khách du lịch nội địaTại khu bán đồ đặc sản khô của chợ Cồn (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), chị Nguyễn Thị Hương (du khách đến từ Hà Nội) đang đóng gói 2 thùng mực khô, bánh kẹo để chuẩn bị mang về Hà Nội làm quà. Chị Hương đã chọn Đà Nẵng làm nơi du lịch cho cả gia đình sau thời gian giãn cách xã hội căng thẳng.
Chị Hương cho biết: “Số đặc sản này mình mua về làm quà cho đồng nghiệp, gia đình, đây là thói quen của mình mỗi khi đi du lịch. Mình hay mua ở chợ Cồn vì chất lượng hàng hóa ổn, giá cả phải chăng và có đóng gói gọn gàng để gửi máy bay luôn. Bây giờ là thời điểm thích hợp để đi du lịch, vì mọi thứ đều rất rẻ và các điểm tham quan, mua sắm không quá đông du khách.” Cũng chọn chợ Cồn là nơi mua sắm, anh Nguyễn Hoàng Hiệp, khách du lịch đến từ Quảng Ninh chia sẻ: “Mình tới đây do biết thông tin kích cầu du lịch giữa Đà Nẵng và Quảng Ninh hồi đầu tháng. Chợ Cồn là một trong những điểm phải đến khi du lịch tại thành phố Đà Nẵng, rất nhiều loại hàng hóa và đồ ăn ở đây rất ngon. Mình rất ấn tượng với sự hiếu khách và thoải mái của bà con trong chợ”. Không chỉ các đoàn khách chị Hương, anh Hiệp, từ đầu tháng 7/2020 đến nay, lượng khách nội địa đến thành phố Đà Nẵng đang tăng lên từng ngày. Hoạt động kinh doanh tại các chợ truyền thống ở Đà Nẵng cũng nhộn nhịp hơn sau một thời gian dài bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhiều mặt hàng tiêu dùng được tiểu thương giảm giá hoặc khuyến mại quà tặng đã tạo điều kiện để du khách tiếp cận với mức giá ưu đãi nhất.Vừa gói hàng cho các du khách, chị Ngàng A Ôi, tiểu thương bán đồ đặc sản Đà Nẵng tại chợ Cồn không quên được những ngày khó khăn vừa qua: “Từ Tết đến nay, vì lo sợ dịch COVID-19 và chấp hành nghiêm quy định giãn cách nên cửa hàng vắng lắm, cả chợ buồn bã, u ám. Thời gian này, chợ đã bắt đầu đông khách lại, và các tiểu thương cũng đã chủ động chuẩn bị đầy đủ mặt hàng để đón khách. Chúng tôi thống nhất luôn bán đúng giá, không nài ép, tạo tâm lý thoải mái cho tất cả du khách tới tham quan, mua sắm.”Đồng quan điểm, bà Lê Thị Tức, chủ sạp hàng bán quần áo trong chợ Cồn cũng cho rằng việc kinh doanh sẽ phục hồi dần trong thời gian tới, nhờ nguồn khách du lịch nội địa. So với cùng kỳ năm ngoái thì 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của bà Tức bị sụt giảm hơn 50%, nhưng bà biết rằng đó là khó khăn chung và bà đang bắt đầu nhập thêm hàng mới để khôi phục lại kinh doanh. Để đảm bảo ấn tượng tốt nhất cho du khách, theo Phó trưởng Ban quản lý chợ Cồn Phan Thành Thoại, yếu tố văn minh, lịch sự của các tiểu thương là quan trọng nhất.Ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, Ban quản lý đã tăng cường vận động hộ kinh doanh đảm bảo hàng hóa chất lượng, niêm yết bán đúng giá. Đồng thời luôn giữ gìn văn hóa chung của chợ Cồn là thân thiện, nhã nhặn, lịch sự, giữ gìn hình tượng người Đà Nẵng trong lòng du khách. Có thuận mua, vừa bán, vui vẻ, hài lòng thì mới giữ được chân du khách, đưa du khách quay trở lại, và giới thiệu bạn bè tới chợ mua sắm. *Nhiều giải pháp kích cầu
Theo ông Đàm Văn Tẩu – quyền Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng (thuộc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng), trong tháng 2, 3, 4 thì các hộ kinh doanh, các tiểu thương bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tại các chợ, số sạp hàng phải đóng cửa chiếm khoảng 70 - 80%, chỉ mở cửa một số mặt hàng thiết yếu.
Từ 1/5, khi Chính phủ nới lỏng các quy định phòng dịch thì các hộ đã mở cửa kinh doanh khá đông, đến nay thì hơn 90% các sạp hàng không thiết yếu đã mở cửa kinh doanh trở lại. Tuy nhiên các đường bay Quốc tế chưa mở cửa nên các mặt hàng nhắm tới du khách quốc tế vẫn rất khó khăn. Hiện các tiểu thương đang nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp thu hút người dân địa phương và du khách nội địa tới mua sắm. Ông Tẩu nói thêm, hiện nay, trong 4 khu chợ loại 1 mà công ty đang quản lý, chỉ có 2 chợ thu hút lượng lớn khách du lịch là chợ Hàn và chợ Cồn, còn chợ Đống Đa và chợ đầu mối Hòa Cường vẫn chủ yếu phục vụ người dân thành phố. Để kích cầu mua sắm, công ty đã tổ chức tuyên truyền, khuyến khích các hộ kinh doanh sớm quay lại ổn định công việc kinh doanh, buôn bán. Công ty cũng đã đề xuất với Sở Công Thương, UBND thành phố Đà Nẵng miễn tiền thuê mặt bằng tháng 4 và giảm tiền thuê của tháng 3 cho các tiểu thương tại các khu chợ mà công ty đang quản lý. Từ đầu tháng 6, các tiểu thương cũng đã hưởng ứng chương trình Tháng khuyến mại của Sở Công Thương, với nhiều lợi ích cho khách hàng như giảm giá hàng hóa, tặng quà... Theo Giám đốc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng Nguyễn Hà Bắc, sau giãn cách xã hội, doanh thu bán lẻ hàng hoá tại Đà Nẵng đã tăng 19%. Để giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kích thích mua sắm của người tiêu dùng, ngành công thương thành phố đã triển khai chương trình khuyến mãi lớn, kéo dài đến hết năm 2020. Chương trình thu hút 1.200 doanh nghiệp có trụ sở, chi nhánh tại Đà Nẵng tham gia kích cầu, khuyến mại giảm giá; trong đó, có 404 doanh nghiệp của thành phố đăng ký tham gia với tổng kinh phí hơn 600 tỷ đồng, các doanh nghiệp cam kết giảm giá trực tiếp vào từng nhóm sản phẩm cụ thể. Ông Nguyễn Hà Bắc cũng cho biết, chương trình kích cầu mua sắm sẽ được thực hiện đồng thời với chương trình kích cầu du lịch nội địa của thành phố. Chỉ tính riêng năm 2019, thành phố đón khoảng 9 triệu lượt khách, trong khi dân số của thành phố chỉ khoảng hơn 1 triệu người. Đáng lưu ý, những ngày gần đây, thị trường bán lẻ ở Đà Nẵng bắt đầu có những khởi sắc, nhưng sức mua vẫn chưa cao. Do đó, Sở đã chủ động phối hợp cùng Sở Du lịch để kết nối các doanh nghiệp bán lẻ với các doanh nghiệp lữ hành, với mong muốn mang lại cho du khách cảm giác hài lòng nhất khi tới Đà Nẵng. “Mục tiêu nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể để tăng sức mua từ thị phần khách nội địa với nhiều sản phẩm chất lượng, giá ưu đãi. Vừa giới thiệu cho du khách những cái sản phẩm hàng hóa tốt nhất, với giá hợp lý nhất, vừa giúp các doanh nghiệp bán lẻ khôi phục kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn này” – ông Nguyễn Hà Bắc khẳng định./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đà Nẵng đưa nhiều sản phẩm du lịch mới vào phục vụ du khách
11:03' - 14/07/2020
Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh thông tin, thành phố sẽ giới thiệu, quảng bá điểm đến Đà Nẵng với các sản phẩm du lịch mới, các sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn.
-
Đời sống
Chương trình “Nói không với Fake News” đến với học sinh Đà Nẵng
16:08' - 09/07/2020
Sáng 9/7, chuỗi chương trình “Nói không với Fake News” tiếp tục được triển khai tới 100 học sinh lớp 5 tại thành phố Đà Nẵng với chủ đề “Cách tránh bị lừa đảo trên mạng xã hội”.
-
Bất động sản
Có hay không việc người nước ngoài “núp bóng” để có quyền sử dụng đất tại Đà Nẵng?
20:39' - 08/07/2020
Theo quy định hiện hành, cá nhân là người nước ngoài không thuộc đối tượng được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Xem xét di dời ga đường sắt Đà Nẵng
22:31' - 07/07/2020
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND thành phố Đà Nẵng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các Bộ; thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan về việc di dời ga đường sắt Đà Nẵng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07'
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.
-
Thị trường
Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung Hà Nội năm 2025
14:31' - 27/06/2025
Ngày 27/6, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức họp báo triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2025.
-
Thị trường
Cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu
18:18' - 26/06/2025
Chỉ kết nối và kết nối sâu hơn nữa mới có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, phát triển và thâm nhập thị trường Halal toàn cầu.
-
Thị trường
Nỗ lực bình ổn giá gạo tại Nhật Bản: Tin vui xen lẫn nỗi lo
17:22' - 26/06/2025
Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho thấy giá trung bình của một túi gạo 5kg đã giảm xuống 3.920 yen (khoảng 27,03 USD) trong tuần kết thúc vào ngày 15/6.