Thị trường điện trước thách thức mang tên COVID-19
Trong khi đó, đối với thị trường điện, mặc dù cho đến nay tác động về kinh tế và đầu tư vẫn còn hạn chế, nhưng những bất ổn trong ngắn hạn có thể khiến các quyết định đầu tư dài hạn trở nên phức tạp hơn.
* Khả năng phục hồi còn bỏ ngỏ Tác động rõ rệt nhất đối với thị trường điện là sụt giảm về nhu cầu. Chính sách cách ly và kiểm dịch xã hội được áp dụng tại tất cả các nền kinh tế lớn đã khiến nhu cầu tiêu thụ điện giảm khoảng 5-10%. Cùng với đó, giá năng lượng đầu vào giảm cũng là yếu tố khiến giá điện đi xuống. Những biến động về cầu đang tạo ra một cuộc thử nghiệm tự nhiên đầy bất ngờ trong việc quản lý các nguồn năng lượng tái tạo. Theo Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol, nhu cầu đối với một số hệ thống điện năng giảm đột ngột xuống mức thấp của 10 năm. Ở một góc nhìn tích cực, nhu cầu năng lượng giảm là nhân tố giúp cải thiện đáng kể lượng khí nhà kính và ô nhiễm không khí cục bộ. Các nghiên cứu, phân tích đa dạng thông qua vệ tinh và giám sát chất lượng không khí tại địa phương đã xác định mức giảm đáng kể ở Trung Quốc, Italy và Mỹ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình hoạch định chính sách hoặc quyền quyết sách, mức ô nhiễm thấp hơn này khó có thể được duy trì trong thời gian dài, bởi các cơ quan quản lý môi trường có thể sớm nới lỏng hạn chế trong quá trình vận hành và sản xuất. Chẳng hạn như tại Trung Quốc, dư luận đang quan ngại về việc nới lỏng quy định ô nhiễm môi trường để khôi phục hoạt động kinh tế. Ngoài hai yếu tố nhu cầu và giá cả thì tâm lý quan ngại về đại dịch cũng đang ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng và vận hành của ngành điện. Mặc dù các dự án năng lượng tái tạo đang hoạt động ít có khả năng bị ảnh hưởng, song nhiều dự án mới có thể bị trì hoãn hoặc cắt giảm do các đối tác đến từ khu vực thương mại và công nghiệp áp dụng chế độ tài chính thận trọng hơn trong thời gian dịch bệnh hoành hành. Hơn nữa, vấn đề nguồn cung năng lượng tái tạo, đặc biệt là từ nguồn năng lượng Mặt Trời do Trung Quốc phong tỏa đất nước trong thời gian dài, cũng sẽ đe dọa các dự án hiện tại. Trong khi đó, quá trình vận hành và hoạt động bảo trì cũng chịu ảnh hưởng tương tự nếu sự trì hoãn tiếp tục diễn ra. Thực tế này đặc biệt nghiêm trọng đối với các cơ sở điện hạt nhân, vốn thường được ngừng hoạt động tiếp nhiên liệu và lên kế hoạch bảo dưỡng vào những thời điểm nhất định trong năm. Chẳng hạn, hầu như tất cả các nhà máy hạt nhân ở Mỹ đều có ít nhất một thời gian tạm dừng cung cấp điện theo kế hoạch vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Những tác động đối với lĩnh vực tài chính trong ngành điện là rất đáng kể. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp năng lượng tái tạo đã phải cho công nhân nghỉ việc. Mặc dù cổ phiếu của các công ty cung cấp dịch vụ tiện ích thường được coi là “nơi trú ngụ” tương đối an toàn trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sự kết hợp bất thường của nhu cầu điện công nghiệp giảm, giá điện giảm cùng thời gian cách ly kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính của những ngành này. Trong khi đó, những tác động bất ngờ của đại dịch cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phục hồi ngành điện. Một cách truyền thống, khả năng phục hồi ngành điện được hình dung là đảm bảo nguồn cung đủ đáng tin cậy nhằm đáp ứng nhu cầu cao. Tuy nhiên, một trong những tác động đáng chú ý hiện nay là sự sụt giảm nhu cầu đi kèm với khả năng xảy ra gián đoạn nguồn cung. Nhu cầu trong lĩnh vực công nghiệp giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các dịch vụ tiện ích và thị trường. Trong khi đó, sự thay đổi về nhu cầu trong các khu dân cư có thể gây ra căng thẳng cho hệ thống phân phối điện vào mùa Hè này, trong khi những hạn chế trong vận hành, đặc biệt là nhân sự, có thể gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nhiệt điện và thậm chí là quản lý lưới điện. Các tác động dài hạn của tình trạng gián đoạn kinh tế hiện tại là không chắc chắn bởi thời gian và mức độ nghiêm trọng của các biện pháp kiểm dịch đang được triển khai sẽ quyết định các tác động cuối cùng. Thậm chí, khi lệnh yêu cầu người dân ở nhà được dỡ bỏ, sự phục hồi kinh tế cũng có thể bị hạn chế, một phần do nhu cầu điện sẽ không trở lại hoàn toàn bình thường cho đến khi thế giới tìm được vắc-xin để kết thúc mối đe dọa từ SARS-CoV-2. * Đẩy nhanh tốc độ khai tử điện than và đóng cửa nhiều cơ sở hạt nhân Tại Mỹ, ảnh hưởng lâu dài nhất từ những gián đoạn hiện tại đối với ngành điện có thể là sự gia tăng tốc độ khai tử của các nhà máy điện than và đóng cửa nhiều cơ sở hạt nhân. Trong thập niên 2010, điện than rơi vào suy tàn và đến những năm 2020, các nhà máy điện than gần như chỉ còn là “phế tích” do cạnh tranh gia tăng và áp lực chính từ các chính sách chống biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, nhiều nhà máy điện than có thể đối mặt kịch bản đóng cửa sớm hơn đến từ tác động tài chính do giá khí đốt thấp và nhu cầu điện giảm mạnh.
Tương tự, trong khi nhà máy điện hạt nhân nói chung lớn mạnh hơn về tài chính so với các nhà máy nhiệt than, giá điện thấp có thể dẫn đến các cuộc cạnh tranh tài chính gay gắt tại các cơ sở hạt nhân cận biên, đặc biệt là các cơ sở thiếu sự hỗ trợ của chính sách nhà nước.Nếu các biện pháp hạn chế đi lại tiếp tục áp dụng tới năm 2021, việc vận hành và bảo dưỡng các cơ sở hạt nhân phải hoãn lại hoặc ước tính nguồn tài chính cần thiết để duy trì các cơ sở này có thể khiến các cơ sở cận biên này phải đóng cửa với sự gia tăng phát thải.
Mặc dù cho đến nay, ngành điện đã cung cấp dịch vụ tốt nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, đây là ngành nghề cần tiếp tục ưu tiên tập trung vào độ tin cậy và khả năng phục hồi của hệ thống điện lưới trước các tác động chưa lường trước trong tương lai.Sự đa dạng về nguồn cung, linh hoạt về nhu cầu cao hơn và phối hợp công nghiệp điện năng tốt hơn là tất cả yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo độ tin cậy trước các cú sốc kinh tế và dịch bệnh, thiên tai trong tương lai. Giữa bối cảnh đó, thành quả kinh tế và quyết định đầu tư trong 18-24 tháng tới có thể định hình lại thị trường điện trong nhiều thập kỷ tới./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Khủng hoảng dầu mỏ sẽ thay đổi ngành công nghiệp năng lượng thế giới?
06:00' - 11/04/2020
Trong bối cảnh nhu cầu giảm mạnh do dịch COVID-19 và giá dầu thấp, đây là lần đầu tiên dầu mỏ đối diện với thách thức nghiêm trọng nhất trong lịch sử 100 năm phát triển của ngành.
-
Doanh nghiệp
Yêu cầu về dịch vụ điện trực tuyến trong tháng 3 tăng gần 30%
13:23' - 10/04/2020
Trong tháng 3/2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp nhận gần 745.000 yêu cầu về các dịch vụ điện; trong đó, có 92,5% số yêu cầu thực hiện qua hình thức trực tuyến, tăng gần 30% so với tháng 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
12:59' - 10/04/2020
Đại diện các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều kiến nghị, đề xuất với Chính phủ liên quan tới việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh...
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ hoãn họp sau khi Saudi Arabia và Nga bất đồng về vấn đề giá dầu giảm
06:30' - 05/04/2020
Động thái trên diễn ra bất chấp sức ép từ Tổng thống Mỹ đối với OPEC và các nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, về việc nhanh chóng bình ổn thị trường dầu mỏ thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50'
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59'
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58'
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58'
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13'
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.