Thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 - Bài 1: Chuyển mình với công nghệ
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo nên nhiều cơ hội mới cho các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng cũng bắt đầu đi theo xu hướng này nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, trong quá trình đó, vấn đề nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu cũng đặt ra nhiều bài toán khó cho cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển hội nhập của mình. Từ thực tiễn của mình, cộng đồng doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều cách làm chủ động để thích nghi; trong đó xác định việc hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu.
Bài 1: “Chuyển mình” với công nghệ Là đô thị phát triển bậc nhất cả nước, Tp. Hồ Chí Minh đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các nhà điều hành, quản lý, các doanh nghiệp và các hoạt động ứng dụng công nghệ vào phục vụ cuộc sống. Trước xu thế chung đó, nhiều cơ quan, doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh đã có những bước đi phù hợp để thích ứng với xu thế phát triển chung của khoa học công nghệ. * Doanh nghiệp “đón bão” Trước cơn bão công nghệ, năm 2016, Công ty TNHH Juki Việt Nam (100% vốn Nhật Bản, đóng tại Khu chế xuất Tân Thuận, Tp. Hồ Chí Minh) quyết định lắp đặt 2 cánh tay robot ở bộ phận gia công với tổng chi phí gần 200.000 USD.Đây là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam ứng dụng robot trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nếu như trước đây bộ phận này có 12 công nhân làm việc thì nay chỉ cần 1 công nhân đứng giám sát cánh tay robot hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết.
Không chỉ lắp đặt 2 cánh tay robot, một số máy móc, công nghệ cũ cũng được đơn vị này thay bằng máy móc hiện đại nhất. Ông Đào Quốc Cường, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Juki Việt Nam cho biết, mục tiêu của doanh nghiệp là mỗi tháng phải tăng năng suất 1% để nhận thêm những đơn hàng mới. Vì thế, công ty sẽ tiếp tục đầu tư nhiều máy móc hiện đại để thực hiện mục tiêu này. Trước đó, năm 2013, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã đưa vào hoạt động "siêu nhà máy" sản xuất sữa tại Bình Dương với rất ít công nhân với hệ thống sản xuất tự động cùng với robot. Tại đây, các robot tự hành có thể điều khiển toàn bộ quá trình, từ nguyên liệu đến bao gói tới thành phẩm mà không cần sự can thiệp của con người. Thay đổi công nghệ bắt kịp thế giới là xu hướng mà một số doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới. Theo Giám đốc điều hành Công ty SMCC Lê Công Thành, nhu cầu ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, nhất là các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Trí tuệ nhân tạo, Big Data, Blockchain…là những công nghệ tương lai cho các doanh nghiệp Việt Nam và đang được đón nhận nhiệt tình. Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Limo (huyện Hóc Môn), thời gian gần đây đã có sự đầu tư mạnh về con người, máy móc, thiết bị, hạ tầng, đội ngũ công nghệ thông tin.Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Limo Huỳnh Tấn Lộc, công nghệ giúp công ty có sự hỗ trợ nhanh chóng từ nhà cung cấp đến nhà xưởng và kết nối với khách hàng mọi lúc mọi nơi. Khách hàng có thể nhìn thấy sản phẩm từ lúc lên ý tưởng, chọn nguyên vật liệu, đến kiểu dáng, linh kiện…. Việc làm này giúp công ty và cả khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.
Ông Hồ Trọng Việt, Giám đốc công ty Daily Opt – một doanh nghiệp chuyên về Tối ưu và trí tuệ nhân tạo cho biết, trong năm 2017 và 2018 đã có một số doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất, kinh doanh như VinEco, Techcombank, Viettel…Còn một doanh nghiệp công nghệ khác là công ty SMCC cũng đã chuyển giao thành công các ứng dụng nhận dạng khuôn mặt, hệ thống lắng nghe thông tin trên mạng xã hội, mô hình hóa đặc điểm người dùng, chatbot, nhận dạng giọng nói tự động, hệ thống đoán định chỉ số tín dụng…cho các doanh nghiệp Việt.
Xuất hiện trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) được xem như xương sống cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và được nhiều doanh nghiệp đón nhận. Đơn cử, tại Tp. Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim đã ứng dụng chatbot để phản hồi nhanh, phân luồng chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại, đặt chỗ, đặt trước sản phẩm…Cũng thông qua chatbot, Nguyễn Kim gửi tin khuyến mãi thích hợp cho từng khách hàng. Theo Đại diện Công ty Nguyễn Kim, sử dụng chatbot đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với khi dùng nhân viên chăm sóc khách hàng.
* Đưa công nghệ vào thực tiễn Không chỉ các doanh nghiệp chú trọng đầu tư công nghệ để phát triển trước làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều đơn vị của Tp. Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, robot vào hoạt động của mình.Cuối năm 2016, Bệnh viện Bình Dân – đơn vị đầu tiên trong lĩnh vực y tế sử dụng robot phẫu thuật trên người lớn tại Việt Nam. Theo bác sỹ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, phẫu thuật bằng robot có rất nhiều ưu điểm giúp hoàn thiện hơn kỹ thuật mổ của bệnh viện từ trước đến nay.
Nối gót Bệnh viện Bình Dân, từ năm 2017, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đưa robot Da Vinci vào phẫu thuật cho bệnh nhân mắc các bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư đại - trực tràng, ung thư phổi, ung thư gan…. Đây là robot do Hoa Kỳ sản xuất và được đánh giá là hệ thống robot phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay.
Trước đó, Trung tâm Y tế dự phòng Tp. Hồ Chí Minh đã ứng dụng hệ thống bản đồ GIS trong theo dõi và xử lý bệnh sốt xuất huyết.Bác sỹ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Tp. Hồ Chí Minh cho hay, việc quản lý dịch bệnh sốt xuất huyết bằng bản đồ GIS đã có những thay đổi rõ rệt như: tình hình dịch bệnh cập nhật kịp thời cho toàn hệ thống, giúp việc phản hồi rất nhanh; phán đoán tình hình dịch dựa trên số liệu khoa học, không cảm tính như trước; giúp khoanh vùng ổ dịch chính xác, dễ dàng xác định được các ổ dịch lân cận; mỗi địa phương sẽ nắm được tình hình dịch ở những khu vực lân cận địa phương mình để dự phòng phương án xử lý.
Cùng với lĩnh vực y tế, ngành du lịch Tp. Hồ Chí Minh cũng đang hướng đến phát triển du lịch thông minh với sự đầu tư bài bản và dài hơi cho các ứng dụng công nghệ.Mới đây, Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai phần mềm ứng dụng bằng tiếng Anh và tiếng Việt chạy trên hai hệ điều hành iOS và Android với mục đích hỗ trợ du khách tìm kiếm tất cả những thông tin về các điểm đến, tour du lịch gợi ý, nhà hàng, khách sạn, phương tiện giao thông...
Ứng dụng này cũng cho phép du khách kiểm tra quỹ phòng khách sạn còn trống tại thành phố và có thể thực hiện việc đặt phòng nhanh, nhờ ứng cứu khi gặp sự cố hoặc để lại những nhận xét về các chuyến đi của mình đến trung tâm du lịch lớn nhất cả nước này.
Theo Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, hiện sở đang dự kiến đưa vào chức năng “du lịch ảo”, cung cấp cho khách có những gợi ý về các điểm tham quan gần chỗ du khách đang ở bằng mã QR. Chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR, khách du lịch có thể tìm được tất cả thông tin, hình ảnh và đoạn phim ngắn giới thiệu về các điểm du lịch nổi tiếng như Bưu điện Thành phố, Nhà hát Thành phố, chợ Bến Thành… Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao cho biết, hiện SHTP đang chú trọng đưa trí tuệ nhân tạo vào ứng dụng sâu hơn trong các lĩnh vực của mình. Ðây cũng là tiền đề để Tp. Hồ Chí Minh ứng dụng công nghệ, từng bước hỗ trợ thành phố phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên số, nhất là định hướng xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn 2030./. Bài 2: Nỗi lo về nguồn nhân lựcXem thêm:
>>Giải pháp nào để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Chú trọng chất lượng đào tạo nhân lực công nghiệp 4.0
10:59' - 18/11/2018
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam đào tạo theo định hướng công nghệ ứng dụng.
-
Kinh tế tổng hợp
TTXVN tiên phong ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 trong báo chí
19:31' - 13/11/2018
Chiều 13/11, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập báo điện tử VietnamPlus.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp
11:21' - 09/11/2018
Để khai thác được tiềm năng và chuyển đổi cách sản xuất, tiếp cận sự đổi mới ứng dụng công nghệ mới cần nghiên cứu chính sách và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.
-
Kinh tế tổng hợp
Đào tạo công nghệ và an ninh thông tin thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0
19:10' - 06/10/2018
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra mạnh mẽ trên thế giới đang đặt ra không ít thách thức đối với nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Làm sao để ứng dụng công nghiệp 4.0 vào hoạt động doanh nghiệp?
14:59' - 03/10/2018
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi và hiểu đúng về quản trị trong thời đại Công nghiệp 4.0, ngày 3/10 Hội Nữ Doanh nhân Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức “Diễn đàn công nghiệp 4.0: Ứng dụng để tăng tốc”.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45' - 03/07/2025
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36' - 03/07/2025
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51' - 03/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45' - 03/07/2025
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29' - 03/07/2025
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn