Thỏa thuận thương mại Ấn Độ-Mauritius hướng tới bảo vệ ngành công nghiệp
Tờ The Economic Times cho biết, thỏa thuận giữa hai nước có hiệu lực vào ngày 1/4/2021.
Sau khi thực hiện thỏa thuận, các điều khoản có thể được bổ sung nếu cả hai bên đồng ý. Các nguồn tin cho biết, một chương về hợp tác kinh tế chung cũng dự kiến sẽ được đưa vào thỏa thuận có tên chính thức là Thỏa thuận Đối tác và Hợp tác Kinh tế Toàn diện (CECPA).
Cơ chế tự vệ có hiệu lực khi có sự gia tăng đột ngột trong nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước và theo quy định đó, thuế hải quan ưu đãi đối với hàng hóa cụ thể đó được thay thế bằng các loại thuế hiện hành áp dụng cho tất cả các quốc gia.Cơ chế này cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ chặt chẽ hơn để ngăn chặn bất kỳ hoạt động chuyển tuyến sản phẩm nào từ nước thứ ba. Các nguồn tin cho biết, việc hoàn thiện cả hai vấn đề này, bao gồm cơ chế tự vệ và hợp tác kinh tế chung trong thảo thuận, sẽ cần có sự chấp thuận của nội các chính phủ.
Bộ thương mại và công nghiệp Ấn Độ đang xin ý kiến các bộ khác nhau về vấn đề này, sau đó sẽ trình Chính phủ xem xét.
Ấn Độ và Mauritius đã ký kết CECPA vào ngày 22/2/2021. Một số sản phẩm của Ấn Độ, bao gồm hàng dệt may và hóa chất, đang được hưởng lợi từ việc tiếp cận thị trường nhiều hơn với mức thuế ưu đãi ở Mauritius theo thỏa thuận.Thỏa thuận bao gồm 310 mặt hàng xuất khẩu cho Ấn Độ, chẳng hạn như thực phẩm và đồ uống, sản phẩm nông nghiệp, hàng dệt may, kim loại cơ bản, các mặt hàng điện và điện tử, nhựa và hóa chất và gỗ.
Mauritius đã được hưởng lợi từ việc tiếp cận thị trường ưu đãi vào Ấn Độ đối với 615 sản phẩm bao gồm cá đông lạnh, đường đặc sản, bánh quy, trái cây tươi, nước trái cây, nước khoáng, bia, đồ uống có cồn, xà phòng, túi xách, thiết bị y tế và phẫu thuật và quần áo.Thỏa thuận hiện tại là một thỏa thuận hạn chế, bao gồm thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, thương mại dịch vụ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, giải quyết tranh chấp, di chuyển thể nhân, viễn thông, dịch vụ tài chính và thủ tục hải quan. CECPA là thỏa thuận thương mại đầu tiên mà Ấn Độ ký với một quốc gia ở châu Phi. Xuất khẩu của Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 4/2021 đến tháng 2/2022 sang Mauritius ở mức 666,44 triệu USD, trong khi nhập khẩu đạt 64,83 triệu USD. Có một điều khoản về cơ chế tự vệ vĩnh viễn trong thỏa thuận thương mại Ấn Độ-UAE. Tương tự, trong thỏa thuận thương mại và hợp tác kinh tế Ấn Độ-Australia (Ôx-trây-li-a), có một điều khoản về cơ chế tự vệ bao gồm các quy tắc xuất xứ chặt chẽ hơn để ngăn chặn bất kỳ hoạt động chuyển tuyến sản phẩm nào từ nước thứ ba và nó cũng giải quyết bất kỳ sự gia tăng bất thường nào trong nhập khẩu. Thỏa thuận đã được ký kết vào ngày 2/4 năm nay./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ phong tỏa tài sản của Xiaomi do cáo buộc vi phạm luật ngoại hối
13:39' - 01/05/2022
Tổng cục Thực thi Ấn Độ cho biết, họ đã điều tra hoạt động kinh doanh của Xiaomi do cáo buộc vi phạm luật ngoại hối của Ấn Độ thông qua chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài.
-
Doanh nghiệp
Vietjet mở bán hàng nghìn vé 0 đồng bay thẳng tới Ấn Độ
18:01' - 26/04/2022
Từ nay đến 28/4, Vietjet mở bán không giới hạn khung giờ hàng nghìn vé ưu đãi giá chỉ từ 0 đồng, chưa bao gồm thuế phí cho tất cả đường bay quốc tế từ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Phú Quốc đến Ấn Độ.
-
Chứng khoán
Ấn Độ kỳ vọng vào đợt IPO của Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ
14:28' - 25/04/2022
Các nhà kinh tế nhận định đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ Ấn Độ (LIC) sẽ phát đi tín hiệu mạnh mẽ đến thị trường rằng chính phủ cũng là doanh nghiệp.
-
Công nghệ
Ấn Độ phát triển vệ tinh băng thông rộng để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số
08:17' - 25/04/2022
Ấn Độ đã đặt việc xây dựng băng thông rộng toàn cầu như một ưu tiên trong chương trình Kỹ thuật số để cải thiện quản trị thông qua công nghệ, với các dự án như băng thông rộng nông thôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.