Thủ tướng Anh nên phá bỏ "những ranh giới đỏ"
Thủ tướng Anh Theresa May có thể loại bỏ những trở ngại để thỏa thuận đưa quốc gia này rời Liên minh châu Âu (EU)-hay còn gọi là Brexit, nhận được sự ủng hộ trong nước nếu xóa bỏ cam kết rời khỏi liên minh thuế quan EU.
Đây là nhận định của Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp Phil Hogan.
Chia sẻ trên báo Irish Independent, ông Phil Hogan, cựu thành viên Nội các CH Ireland và hiện là thành viên trong đảng cầm quyền của Thủ tướng CH Ireland Leo Varadkar kêu gọi những chính trị gia chủ đạo tại Anh tập trung vào những thực tế đơn giản, không màu mè.
Chỉ cần Thủ tướng May dỡ bỏ "giới hạn đỏ" mà bà đề ra về vấn đề Anh phải rời khỏi liên minh thuế quan EU hậu Brexit thì hầu hết các trở ngại lớn nhất với thỏa thuận sẽ được loại bỏ.
Ông Hogan cũng nhận định các cuộc tranh luận tại Hạ viện Anh vẫn rất thiếu thực tế trong khi còn quá ít thời gian để giải quyết những mâu thuẫn hiện nay, từ đó tìm ra một thỏa thuận có thể nhận được sự ủng hộ của đa số.
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh thỏa thuận định hình "cuộc chia tay" mà Chính phủ Anh và EU đạt được hồi tháng 11/2018 bị Hạ viện Anh bác bỏ với số phiếu phản đối áp đảo trong cuộc bỏ phiếu hôm 15/1 mà lý do chủ yếu được cho là nằm ở điểm bất đồng giữa Thủ tướng May và lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn về việc Anh có nên ở lại liên minh thuế quan EU hay không sau khi rời khối.
Sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng May vẫn khẳng định sẽ duy trì chính sách ra khỏi liên minh thuế quan EU.
Các quan chức EU từng cho biết nếu Anh từ bỏ chính sách này thì EU cũng sẽ sẵn sàng đàm phán và có thể bớt khắt khe về vấn đề biên giới với Ireland, vấn đề gây cản trở lớn nhất trong đàm phán Brexit.
Trong khi đó, cựu Thủ tướng Anh John Major cũng kêu gọi bà May loại bỏ "những giới hạn đỏ" về vấn đề Brexit hoặc cho phép Quốc hội tự quyết một hướng đi mới nhằm tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận gây nhiều tổn hại vào tháng 3 tới.
Cựu Thủ tướng Anh trong giai đoạn 1990-1997 cho rằng thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May "đã chết" và sẽ không có thay đổi gì đáng kể nếu tiếp tục xoay quanh thỏa thuận này.
ÔngMajor cho rằng nếu Anh rời EU trong hỗn loạn và không có thỏa thuận nào thì đó sẽ là kết quả tồi tệ nhất vì vậy Thủ tướng May nên làm việc với những nghị sĩ trong đảng Bảo thủ luôn cho rằng sẵn sàng chấp nhận một Brexit không thỏa thuận, đồng thời thỏa hiệp trong những vấn đề đàm phán chính.
Ông cho rằng nếu Thủ tướng May không từ bỏ các chính sách như rời khỏi thị trường chung và liên minh thuế quan thì bà nên để Quốc hội tự quyết hướng đi tiếp theo nhằm hóa giải những chia rẽ hiện tại.
Ông Major cho biết vấn nhận thấy những dấu hiệu Quốc hội Anh có thể tìm được tiếng nói chung. Nếu những lựa chọn này không được thực hiện thì một cuộc trưng cầu ý dân khác nên được tổ chức.
Tuy nhiên, với Thủ tướng May, việc lựa chọn một trong những hướng đi này sẽ là sự phản bội nguyện vọng của người dân trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016 khi đa số người dân Anh lựa chon "ra đi".
Ngày 21/1 tới, bà May sẽ công bố "kế hoạch B" thay thế cho thỏa thuận đã bị từ chối , sau đó các nghị sĩ có thể đưa ra những lựa chọn để xem hướng tiếp cận nào sẽ nhận được sự ủng hộ của số đông./.
- Từ khóa :
- brexit
- anh rời eu
- liên minh châu âu
- eu
- thủ tướng theresa may
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Cơn địa chấn không chỉ riêng nước Anh (Phần 1)
06:30' - 19/01/2019
Thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May dường như không làm hài lòng cả những người thân châu Âu - ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với EU, cũng như những người hoài nghi châu Âu tại Quốc hội Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Những nỗ lực của Thủ tướng Anh sau khi thoả thuận Brexit bị bác bỏ
20:52' - 18/01/2019
Ngày 18/1, Thủ tướng Anh Theresa May họp với các bộ trưởng trong nội các cũng như trao đổi với nhiều nhà lãnh đạo châu Âu sau khi thỏa thuận Brexit bị Hạ viện bác bỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Liệu sẽ có cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về Brexit?
18:26' - 18/01/2019
Cựu lãnh đạo đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) cho rằng Vương quốc Anh nhiều khả năng sẽ diễn ra một cuộc trưng cầu ý dân khác liên quan đến vấn đề này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.