Thủ tướng Australia lên kế hoạch ngừng xuất khẩu rác thải tái chế
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 9/8 Thủ tướng Morrison cho biết hiện chỉ có khoảng 12% rác thải được tái chế trong nước và ông muốn thay đổi điều đó. Cùng với lãnh đạo các bang và các vùng lãnh thổ, người đứng đầu Chính phủ Australa khẳng định sẽ vạch kế hoạch để cải thiện hệ thống tái chế rác thải quốc gia.
Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng chính phủ Australia tại thành phố Cairns (bang Queensland), Thủ tướng Morrison nói Australia sẽ không xuất khẩu rác nhựa, giấy và thủy tinh sang các quốc gia khác, nơi mà chúng có nguy cơ sẽ bị thả trôi trong các đại dương. Thay vào đó, Chính phủ Australia sẽ hợp tác và tham vấn với các bộ, ngành để phát triển kế hoạch thay đổi cách xử lý rác thải thông qua hoạt động tái chế tại chỗ.
Theo ông Morrison, việc tăng cường hoạt động tái chế trong nước sẽ không những giúp xử lý vấn đề bảo vệ môi trường, mà còn góp phần tạo thêm việc làm cho người dân. Thay vì mất chi phí để chuyển rác thải ra nước ngoài, việc tái chế nhựa và một số nguyên liệu khác có thể tạo ra các loại bao bì mới, đồ nội thất hoặc thậm chí là các nguyên liệu sử dụng cho ngành giao thông đường sắt và nhựa rải đường…
Năm 2018, Australia đã xuất khẩu gần 4,5 triệu tấn rác thải ra nước ngoài, trong đó phần lớn được gửi đến các nước đang phát triển. Tổng chi phí để trả cho các hoạt động này lên đến 2,8 tỷ AUS (1,88 tỷ USD).
Rác thải đang trở thành một trong những vấn đề lớn của toàn cầu, sau khi Trung Quốc, thị trường nhập khẩu rác lớn nhất thế giới, tuyên bố đóng cửa. Tại Australia, ngành tái chế rác thải đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng, khi đối mặt với lệnh cấm nhập khẩu rác của Trung Quốc.
Công ty SKM, một công ty chuyên xử lý khoảng một nửa số rác thải tái chế tại bang Victoria, đã phải ngừng nhận vật liệu do quá tải, trong khi các nhà máy khác hiện chưa đủ công suất hoặc mới chỉ đang trong quá trình xây dựng./.
Xem thêm:>>Indonesia triển khai chương trình đổi rác thải nhựa lấy vé xe buýt
>>Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về giảm rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản giải quyết vấn đề rác thải nhựa như thế nào?
10:18' - 02/08/2019
Từ các hộp nhựa nhiều ngăn đựng thực phẩm chế biến sẵn đến bao ni lông dùng để bọc chuối, Nhật Bản là một trong những quốc gia tiêu thụ đồ nhựa bình quân đầu người hàng đầu thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" - Bài cuối: Refill bán hàng không xả rác thải nhựa
09:39' - 01/08/2019
Chỉ với hành động nhỏ là mang theo túi khi đi chợ, chúng ta đã giảm được số lượng túi ni lông xả ra môi trường một cách đáng kể.
-
Kinh tế & Xã hội
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" -Bài 4: Bài học từ Nhật Bản
09:30' - 01/08/2019
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Nhật Bản là nước có lượng rác thải nhựa bình quân đầu người lớn thứ 2 thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" - Bài 3: Rác thải nhựa – Vấn nạn toàn cầu
08:43' - 01/08/2019
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành mối quan ngại ngày càng lớn trên thế giới, đặc biệt sau khi Trung Quốc và các nước khác ban hành lệnh cấm nhập khẩu rác thải nhựa từ nước ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" - Bài 2: Hệ thống phân phối hướng tới tiêu dùng xanh
08:03' - 01/08/2019
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về những giải pháp của hệ thống phân phối hướng tới tiêu dùng xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" - Bài 1: Chuyển dịch sang kinh tế xanh
07:27' - 01/08/2019
Không phải ngẫu nhiên mà việc chống ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách bởi chúng ta đang phải trả giá bằng tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.