Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về giảm rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
Thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về giảm rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Đây là một nội dung quan trọng để giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam cũng như khu vực và trên toàn thế giới.
Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, bên cạnh những cam kết chính trị mạnh mẽ và nhiều hoạt động thiết thực trong quản lý, giảm rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa đại dương, Chính phủ đang quyết liệt thực hiện các chính sách và giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, nhất là sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.Trong đó chú trọng giảm thiểu việc sử dụng, tăng cường tái sử dụng, tái chế sản phẩm nhựa, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
Mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia về rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 nhằm quản lý được rác thải nhựa đại dương từ nguồn thải trên đất liền và nguồn thải ở biển, theo cách tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn, đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.Đồng thời tạo đột phá và chuyển biến căn bản về nhận thức, ứng xử và hành vi của toàn cộng đồng trong sản xuất, tiêu dùng, thải bỏ sản phẩm nhựa và thu gom, xử lý rác thải nhựa.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ quản lý rác thải nhựa đại dương; giảm thiểu 50% rác thải nhựa đại dương; 50% ngư cụ đánh bắt cá bị mất hoặc bị vứt bỏ sẽ được thu gom; 80% các khu du lịch, dịch vụ ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.Thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông chính, đảo tiền tiêu, có tiềm năng phát triển du lịch. Thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về tác động của rác thải nhựa đại dương, đặc biệt là vi nhựa (hạt nhựa nhân tạo có khích thước nhỏ) đến tài nguyên, môi trường, các hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.
Xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương. Thiết lập, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về rác thải nhựa đại dương, tích hợp, chia sẻ với khu vực và quốc tế.
Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu 100% các khu du lịch, dịch vụ ven biển không sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy; chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; hạn chế cơ bản việc nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp tại các khu chế xuất, khu công nghiệp ven biển; giảm thiểu 75% rác thải nhựa đại dương; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa; mở rộng quan trắc hằng năm và định kỳ đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại các cửa sông chính, các đảo tiền tiêu, có tiềm năng phát triển du lịch. Trong nội dung Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đề ra 7 nhiệm vụ chủ yếu. Đó là tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý rác thải nhựa đại dương; ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ đất liền; ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ nguồn thải trên biển; tăng cường xã hội hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động làm sạch, thu gom rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về rác thải nhựa đại dương; tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương. Dự thảo Kế hoạch cũng đã nêu ra 5 giải pháp chủ yếu, bao gồm triển khai các chương trình, kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan; huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Kế hoạch; đào tạo, tập huấn nâng cao kinh nghiệm năng lực cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức quản lý, nghiên cứu và tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về rác thải nhựa đại dương./. Xem thêm:>>Campuchia kiên quyết ngăn chặn nhập khẩu trái phép rác thải nhựa
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" - Bài cuối: Refill bán hàng không xả rác thải nhựa
09:39' - 01/08/2019
Chỉ với hành động nhỏ là mang theo túi khi đi chợ, chúng ta đã giảm được số lượng túi ni lông xả ra môi trường một cách đáng kể.
-
Kinh tế tổng hợp
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" -Bài 4: Bài học từ Nhật Bản
09:30' - 01/08/2019
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Nhật Bản là nước có lượng rác thải nhựa bình quân đầu người lớn thứ 2 thế giới.
-
Kinh tế tổng hợp
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" - Bài 3: Rác thải nhựa – Vấn nạn toàn cầu
08:43' - 01/08/2019
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành mối quan ngại ngày càng lớn trên thế giới, đặc biệt sau khi Trung Quốc và các nước khác ban hành lệnh cấm nhập khẩu rác thải nhựa từ nước ngoài.
-
Kinh tế tổng hợp
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" - Bài 2: Hệ thống phân phối hướng tới tiêu dùng xanh
08:03' - 01/08/2019
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về những giải pháp của hệ thống phân phối hướng tới tiêu dùng xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động để chống "ô nhiễm trắng" - Bài 1: Chuyển dịch sang kinh tế xanh
07:27' - 01/08/2019
Không phải ngẫu nhiên mà việc chống ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách bởi chúng ta đang phải trả giá bằng tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.