Thủ tướng: Biến khát vọng thành việc làm và hành động cụ thể trong chuyển đổi số, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chiều 14/6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên 2023 về công nghiệp 4.0 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk; Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Pier Giorgio Aliberti đồng chủ trì. Diễn đàn có sự tham dự của lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước tại Việt Nam; lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu, chuyên gia trong nước và quốc tế. * Chuyển đổi số rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Diễn đàn cấp cao thường niên và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit 2023) là sự kiện khởi động chuỗi hoạt động triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Diễn đàn bao gồm một phiên toàn thể, 4 phiên hội thảo chuyên đề và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0. Diễn đàn nhằm thảo luận về những giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi lao động nhằm nâng cao năng lực sản xuất thông minh, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước... Trước phiên toàn thể, sáng 14/6, chuỗi 4 phiên hội thảo chuyên đề và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 đã diễn ra, tập trung vào các chủ đề chính: Sản xuất thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghiệp, chuyển đổi xanh, năng lượng xanh, tài chính xanh và giáo dục xanh… Phiên toàn thể tập trung vào 4 báo cáo chính. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Dự thảo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày báo cáo: Thúc đẩy chuyển đổi số trở thành phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Pier Giorgio Aliberti trình bày báo cáo: Chuyển đổi xanh và bản sao số ở Châu Âu và Việt Nam: Hàm ý chính sách cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) trình bày báo cáo về Tăng trưởng xanh và đổi mới sáng tạo: Những thách thức chính và giải pháp.Trong khuôn khổ phiên Toàn thể cấp cao, Tọa đàm cấp cao đã diễn ra với sự tham gia trao đổi, thảo luận của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Các nhóm nội dung lớn tập trung trao đổi, thảo luận như: Tháo gỡ các rào cản, vướng mắc để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi lao động ở Việt Nam; Sự tham gia của quốc tế trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi lao động ở Việt Nam; Hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể hóa các chủ trương, đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù; các chiến lược, chương trình quốc gia, đề án liên quan về công nghiệp hóa, hiện đại hóa….Các đại biểu thảo luận các nội dung trọng tâm nhằm xây dựng và thực hiện Chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự cường gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Chuyển đổi số ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng Tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và thực sự đang bước vào giai đoạn phát triển mới với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với việc chuyển đổi theo mô hình tăng trưởng mới dựa trên nền tảng là năng suất và đổi mới sáng tạo, giảm bớt sự phụ thuộc vào những lợi thế cạnh tranh cũ như tài nguyên thiên nhiên hay nguồn nhân công giá rẻ, kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ.Chủ trương phát triển dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được Đảng, Nhà nước khẳng định trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, công nghiệp chế tạo, chế biến được xác định là then chốt; chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đó có chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đã tác động toàn diện, sâu sắc đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Đối với Việt Nam, ý thức rõ về cơ hội và yêu cầu, Chính phủ đã chủ động thích ứng, đổi mới để phát triển. Trước hết, không ngừng nỗ lực để tiếp tục xây dựng một Chính phủ có đủ năng lực quản trị phát triển trong thời đại số. Các cấp, các ngành, toàn xã hội đã có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để tận dụng cơ hội và thích ứng với thách thức của thời đại số. Chuyển đổi số ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Thể chế cho phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số, kinh tế số đang từng bước được hoàn thiện. Chuyển đổi số trong nội khối cơ quan hành chính nhà nước có nhiều kết quả tích cực. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến có chuyển biến rõ rệt, với gần 4,4 nghìn dịch vụ công trực tuyến được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Các cơ sở dữ liệu làm nền tảng để triển khai xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số tiếp tục được thúc đẩy triển khai, kết nối, chia sẻ phục vụ xây dựng chính phủ số. * Biến khát vọng thành việc làm và hành động cụ thể Để đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị bám sát các yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ sẽ ban hành tới đây để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Giai đoạn 2021 - 2030 tập trung chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; thực hiện chuyển đổi số; chuyển đổi xanh. Giai đoạn 2031 - 2045 tập trung nâng cao chất lượng công nghiệp hóa và đẩy mạnh hiện đại hóa toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội.Trước mắt, thực hiện có hiệu quả "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia” và “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Qua đó, tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
“Chúng ta phải đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số; xây dựng, triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; triển khai tích cực, hiệu quả các nội dung của Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP); thực hiện thành công Quy hoạch điện VIII để tiến tới giảm và cân bằng phát thải theo các cam kết của Việt Nam tại COP26, COP27” - Thủ tướng yêu cầu.
Theo Thủ tướng, Việt Nam phải xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. “Việt Nam là quốc gia đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về đổi mới sáng tạo trong 12 năm liền và tiếp tục được WIPO coi là quốc gia đạt tiến bộ về đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, với xuất phát điểm chậm hơn nên hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với một số nước trong khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng cho biết. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Với quan điểm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần đổi mới tư duy, tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược tạo động lực cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nhanh chóng thể chế hóa quan điểm nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong là động lực chính, chủ đạo; doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, đột phá trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. “Quá trình chuyển đổi số, tăng trưởng xanh của Việt Nam phải lấy người dân là trung tâm, chủ thể, động lực và nguồn lực và do con người Việt Nam thực hiện là chính; với nền tảng là tiền năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước; dựa vào trí tuệ, sức sáng tạo của người Việt Nam và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam để phát triển. Song không thể thiếu sự hợp tác quốc tế, trong đó có kinh nghiệm về xây dựng, hoàn thiện thể chế, nguồn lực tài chính, công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực và khoa học quản trị”, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng Chính phủ cho rằng, là nền kinh tế phát triển năng động, Việt Nam kiên định nỗ lực hướng đến mục tiêu xây dựng một đất nước hùng cường, thịnh vượng, trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, đến năm 2045 phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao.Đảng, Nhà nước rất coi trọng và xem chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập tới việc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số trong các mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược và đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 29-NQ/TW.
Việt Nam với rất nhiều yếu tố thuận lợi cho việc tiếp cận và hưởng lợi từ cách mạng lần thứ tư. Đó là, có cơ cấu dân số trẻ, ham học hỏi, năng động, sáng tạo; hạ tầng cho công nghệ số hóa phát triển nhanh; cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện. Vì vậy, dù phải chú ý đến những yếu tố tác động tiêu cực nhưng đây thực sự là cơ cơ hội để Việt Nam thực hiện khát vọng phồn vinh. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tích cực đồng hành và hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để cùng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng công nghiệp này nhằm mang lại hòa bình, thịnh vượng chung cho các dân tộc trên thế giới. Thủ tướng đề nghị, sau Diễn đàn này, các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực, biến khát vọng thành việc làm, hành động cụ thể để tiếp tục phấn đấu, đạt được những bước tiến mới góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Trước khi dự phiên toàn thể của Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu đã tham quan Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0; dự và thực hiện nghi thức khởi động chuỗi hoạt động triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Hải Phòng chuẩn bị nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0
21:25' - 01/04/2023
Chiều 1/4, tại Hải Phòng, Đại học RMIT và Tập đoàn Sao Đỏ đã bế mạc chương trình đào tạo kỹ năng nghiệp vụ dành cho các quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
-
Công nghệ
“Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam”: Tôn vinh tổ chức, doanh nghiệp chinh phục kỷ nguyên số
19:53' - 28/02/2023
Chương trình biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam” năm 2023 sẽ diễn ra ngày 18/5/2023 và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.
-
DN cần biết
Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh
19:30' - 02/01/2023
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.