Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy hạ tầng số tốt hơn, bảo đảm an toàn an ninh mạng
Ngày 28/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ngành TT&TT đã có chuyển biến toàn diện, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước. Thủ tướng cũng nghi nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trong việc chuyển dịch từ lắp giáp, gia công sang làm sản phẩm Việt Nam. Các doanh nghiệp triển khai thử nghiệm thành công mạng 5G, và sản xuất thiết bị 5G là thành công lớn của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Bộ TT & TT là cơ quan quản lý Nhà nước cần phải quản lý tốt hơn, thực hiện nghiêm Quy hoạch báo chí; quản lý cơ quan báo chí hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích. Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT cần xử lý nghiêm vấn đề tin nhắn rác, thư rác. Đồng thời thúc đẩy hạ tầng số tốt hơn, bảo đảm an toàn an ninh mạng cho năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Đại hội đảng các cấp và các sự kiện quan trọng của đất nước; tiếp tục tổ chức các chiến dịch rà quét, xử lý mã độc trên diện rộng.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2019, Bộ TT&TT đã đổi mới cách nghĩ, cách làm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các chỉ số tăng trưởng của các lĩnh vực thuộc ngành đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Theo báo cáo về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính năm 2019 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) công bố, Việt Nam xếp thứ 45/172 quốc gia (tăng 5 bậc so với năm 2018). Trong lĩnh vực viễn thông, điểm đánh giá chỉ số IDI của Việt Nam đạt 5,57 tương ứng với hạng 81 (ngang với Trung Quốc, Iran). Việt Nam đã thăng tiến mạnh mẽ trong bảng xếp hạng về an toàn, an ninh mạng toàn cầu do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đánh giá, từ hạng 100 năm 2017 lên hạng 50 năm 2019.
Việt Nam là nước có số lượng mã độc di động thấp thứ 2 Đông Nam Á, (sau Singapore). Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng 140 quốc gia của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) với việc tăng 10 bậc về chỉ số GCI (từ vị trí 77 năm 2018 lên 67), trong đó, chỉ số thành phần về ứng dụng CNTT-TT (ICT adoption) đóng vai trò hết sức quan trọng khi tăng hơn 50 bậc từ 95 (năm 2018) lên hạng 41.
Tổng doanh thu toàn ngành đạt gần 135 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2018; nộp ngân sách đạt 99.820 tỷ đồng (hơn 43 tỷ USD), tăng 23,4% so với năm 2018. Lĩnh vực báo chí, truyền thông đã phản ánh đúng dòng chảy của xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận và niềm tin của xã hội.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ mã bưu chính đến địa chỉ và khả năng giao hàng đến gần 27 triệu hộ gia đình Việt Nam là thông điệp về một hệ thống bán lẻ với 27 triệu siêu thị. Siêu thị điện tử hiện diện trong từng hộ gia đình. Mạng lưới bưu chính chuyển phát sâu rộng bảo đảm dòng chảy vật chất của các giao dịch thương mại điện tử.
Thử nghiệm 5G năm 2019 và thương mại hoá năm 2020 là tuyên bố từ nay Việt Nam sẽ đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ, không còn độ trễ 7 năm, 8 năm như đối với 3G, 4G nữa. “Chúng ta chỉ có thể thay đổi thứ hạng nếu đi cùng nhịp với nhóm dẫn đầu thế giới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tắt sóng 2G là thông điệp mạnh mẽ về việc “muốn đi nhanh thì phải bỏ đi gánh nặng của quá khứ”. Việc tắt sóng 2G và hỗ trợ máy 4G cho người dân sẽ giúp đưa Việt Nam thành một trong số ít các nước với 100% là máy điện thoại thông minh và sẵn sàng cho công dân điện tử.
Cho phép nhà mạng viễn thông thí điểm Mobile Money là một chủ trương lớn của Chính phủ về việc giao cho nhà mạng đảm nhận thêm vai trò của các nền tảng mới, như nền tảng số, nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt. Với lợi thế phổ cập, cả về mạng lưới và kênh phân phối, cả lợi thế về công nghệ và tài chính, mạng viễn thông có thể đảm nhiệm tốt vai trò các nền tảng khác, giúp đất nước chuyển đổi số nhanh hơn.
Bộ trưởng cũng cho biết quyết định thành lập Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và có cơ quan điều phối thống nhất, trong khi vẫn duy trì sự chủ động của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố, là thông điệp về sự kết hợp hài hoà giữa tập trung và phân tán. Sau hơn 20 năm làm Chính phủ điện tử, hoặc quá tập trung, hoặc quá phân tán, trải nghiệm đắt giá đó đã dẫn chúng ta đến một quyết định đúng đắn nhất về sự kết hợp tập trung và phân tán.
Chỉ thị 14 của Thủ tướng (tháng 6/2019) về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng; sự ra đời của Liên minh Phát triển hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; đưa vào vận hành Hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ điện tử là những thông điệp mạnh mẽ về phát triển Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, về việc Việt Nam làm chủ các sản phẩm an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh chúng ta đã chính thức tuyên bố: “Sự vi phạm pháp luật của một số mạng xã hội nước ngoài, của một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới với thông điệp mạnh mẽ rằng bất kỳ doanh nghiệp nào, dù trong nước hay nước ngoài, nếu làm ăn tại Việt Nam đều phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, trên mọi không gian, trong đó có không gian mạng”.
Năm 2020, sự kiện viễn thông lớn nhất thế giới sẽ diễn ra ở Việt Nam, với sự tham gia của trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhưng sự thay đổi lớn nhất là sau gần 50 năm, sự kiện này thay đổi về nội hàm, chuyển từ triển lãm viễn thông thế giới thành triển làm số thế giới, và đây là theo đề xuất của Việt Nam. Vị thế mới của đất nước cho phép ngành TT&TT Việt Nam tham gia nhiều hơn, sâu hơn, chủ động hơn, tự tin hơn trong các sự kiện quốc tế.
Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam có thể được các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thành trong năm 2020 vì Chính phủ đã tạo ra thị trường cho sản phẩm Việt Nam, vì Bộ TT&TT đã đứng ra làm vai “nhạc trưởng”, điều phối các doanh nghiệp trong nước hợp tác nghiên cứu phát triển, tránh chồng chéo, tránh cạnh tranh không cần thiết, sử dụng lẫn sản phẩm của nhau.
Năm 2020 ngành TT&TT xác định là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ để tiến tới một Việt Nam số. Đây sẽ là một sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện, mà đầu tiên là sự chuyển đổi về phương thức, qui trình vận hành, về cách làm việc trong mọi lĩnh vực. Công nghệ số sẽ là công cụ tốt nhất để giúp thực hiện công cuộc chuyển đổi rất to lớn này.
Năm 2020, Bộ TT&TT thông qua những việc làm cụ thể của mình, sẽ tiếp tục truyền đi những thông điệp tích cực, khích lệ cho toàn Ngành, tìm ra những cách tiếp cận rất Việt Nam, khả thi, để hàng triệu người, hàng chục ngàn đơn vị trong Ngành có thể làm tốt nhiệm vụ của mình, góp phần cho đất nước phát triển bền vững, vì một Việt Nam hùng cường./.
Xem thêm:
>>>Tập đoàn viễn thông Tây Ban Nha "dè chừng" thiết bị 5G của Huawei
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng giao chỉ tiêu cho ngành công thương xuất siêu đạt từ 15-17 tỷ USD
15:33' - 27/12/2019
Sáng 27/12, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo hội nghị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trả lời về định hướng xây dựng cảng nước sâu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
07:47' - 26/12/2019
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về định hướng xây dựng cảng nước sâu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
EU điều tra chống bán phá giá nhựa PET từ Việt Nam
06:55' - 28/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhựa PET có xuất xứ từ Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại
16:32' - 27/05/2025
Bộ Công Thương rà soát 685 văn bản từ cấp luật, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ trưởng.
-
DN cần biết
Xúc tiến thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành hàng gia cầm
11:13' - 27/05/2025
Ngành gia cầm đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức liên quan đến thói quen phân phối, tiêu dùng, nhỏ lẻ; dịch bệnh và việc phụ thuộc nguyên liệu đầu vào.
-
DN cần biết
Sản phẩm sơ mi rơ moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Canada
20:31' - 26/05/2025
Theo Cục Phòng vệ thương mại, kết luận này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp tục xuất khẩu sơ mi rơ moóc sang Canada mà không bị áp thuế phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Đẩy mạnh xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc
19:35' - 26/05/2025
Chiều 26/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức “Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc để sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”.
-
DN cần biết
Nghệ An yêu cầu chấm dứt tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
18:20' - 26/05/2025
Ngày 26/5, UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Tỉnh này đã yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Bộ Xây dựng ra mắt trang thông tin Bình dân học vụ số
18:18' - 26/05/2025
Bộ Xây dựng ra mắt Trang thông tin “Bình dân học vụ số”, đăng tải tài liệu học liệu trên nền tảng “Bình dân học vụ số” quốc gia sẽ góp phần nâng cao năng lực số cho người dân và cán bộ trong ngành.
-
DN cần biết
Việt Nam-Singapore thúc đẩy hợp tác mở rộng thị trường Halal
15:27' - 25/05/2025
Hiện Singapore đang tìm kiếm, mở rộng phạm vi hợp tác với một trong những trung tâm cấp chứng nhận Halal quốc gia của Việt Nam, đó là HALCERT.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.