Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển bền vững
Chỉ thị nêu rõ: Phát triển bền vững là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Chính phủ đã ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (2012) và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường.
Quan điểm phát triển bền vững đã được lồng ghép xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Đất nước đã đạt được các thành tựu về phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường như tốc độ tăng trưởng GDP, giảm nghèo bền vững, phổ cập giáo dục, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe…
Tuy nhiên, nhận thức về phát triển bền vững của không ít cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhiều người dân còn chưa đầy đủ, thống nhất; các chính sách kinh tế - xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh kinh tế và ổn định xã hội, mà chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến tính bền vững khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường…
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030.
Trong năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững. Theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững trình Chính phủ, Quốc hội hàng năm.
*Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng chỉ thị các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gấp rút hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch/Chương trình hành động thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 trong năm 2019.
Lồng ghép hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại các cấp, các ngành và địa phương. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.
Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách, các kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Hàng năm, lựa chọn ít nhất một vấn đề cụ thể liên quan đến phát triển bền vững để tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các cơ chế, chính sách, biện pháp chỉ đạo, điều hành.
Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các đoàn thể tăng cường giám sát các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện phát triển bền vững. Chú trọng phản biện các cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm các yêu cầu phát triển bền vững; vận động, giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại các bộ, ngành, địa phương.
Tích cực huy động sự tham gia, đóng góp của các tổ chức trong nước và quốc tế, các đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện vai trò là cầu nối giữa nhà nước với các tổ chức xã hội, ghi nhận, phản ánh tiếng nói, mong muốn, nguyện vọng của các tổ chức xã hội và nhân dân đối với việc thực hiện phát triển bền vững cũng như các vấn đề lớn trong phát triển đất nước.
*Hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện phát triển bền vững
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tiếp tục phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện phát triển bền vững.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như các bộ, ngành, địa phương thực hiện các sáng kiến như: Tổ chức các diễn đàn đối thoại chính sách về phát triển bền vững; thực hiện chương trình đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững dựa trên bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững CSI; huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh cũng như Diễn đàn cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (Diễn đàn P4G); triển khai sáng kiến về nền kinh tế tuần hoàn.
Tham mưu, tư vấn cho Chính phủ trong thực hiện các giải pháp giải quyết các thách thức trong các mô hình đối tác công tư (PPP) nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chủ động tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên tích cực hưởng ứng thực hiện thành công Kế hoạch hành động quốc gia Chương trình nghị sự 2030. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hướng đến mục tiêu trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030./.
Xem thêm:
>>Du lịch Việt Nam: Chọn cách nào để phát triển bền vững?
>>Việt Nam ưu tiên chuyển đổi năng lượng để phát triển bền vững
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
15:02' - 03/04/2019
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Bộ chỉ tiêu thống kê Phát triển bền vững của Việt Nam
10:44' - 19/03/2019
Chất lượng thống kê được nâng cao và dữ liệu được phân tổ đầy đủ sẽ hỗ trợ các chính sách phát triển bền vững và việc ra quyết định hiệu quả hơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp nào để phát triển bền vững cây ăn quả?
15:41' - 15/03/2019
Ngày 15/3, tại Long An, Bộ NN và PTNT phối hợp UBND tỉnh Long An, tổ chức hội nghị “Thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả các tỉnh phía Nam” nhằm tìm ra giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp nào để ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững?
17:10' - 25/02/2019
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ, thời gian qua, các bộ, ban, ngành và địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
21:15' - 10/06/2023
Phát triển hạ tầng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đặc thù, đặc biệt, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho hệ sinh thái tốt nhất phát triển nông nghiệp cùng với công nghiệp hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển thị trường khách du lịch Hồi giáo tại miền Trung
13:58' - 10/06/2023
Hội thảo “Phát triển chuỗi dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại miền Trung” đã diễn ra tại Đà nẵng với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp du lịch khách sạn, nhà hàng, lữ hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Tích hợp thông tin trong căn cước cần quy định rõ quyền truy xuất, khai thác
13:39' - 10/06/2023
Sáng 10/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Căn cước và dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng, việc tích hợp thông tin trong căn cước cần quy định rõ quyền truy xuất khai thác.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
08:06' - 10/06/2023
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, ngày 10/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Căn cước, dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ Tổng kết và trao Giải Diên Hồng - Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất
22:09' - 09/06/2023
Tối 9/6, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Tổng kết và trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (mang tên Diên Hồng) lần thứ nhất - năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng chuyển đổi số trong thực hiện cải cách hành chính
21:28' - 09/06/2023
Một số sở, ngành, địa phương chưa coi cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; chưa chú trọng trả lời kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo và ứng biến linh hoạt trong kinh doanh
20:45' - 09/06/2023
Để thành công, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần xác định ý tưởng, kế hoạch kinh doanh, phát triển và thử nghiệm, thâm nhập thị trường và tăng trưởng mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để hóa giải tình trạng thiếu điện?
19:44' - 09/06/2023
Nếu không tiết kiệm điện và có những giải pháp cấp bách, khi Thủy điện Hòa Bình về mực nước chết thì chúng ta sẽ mất 1.920 MW nữa. Tình hình lúc ấy sẽ rất khó khăn và căng thẳng hơn rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cơ sở về thiết lập mã số vùng trồng
18:41' - 09/06/2023
Cục Bảo vệ thực vật đã tập huấn, hướng dẫn thiết lập, cấp, quản lý mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói.