Thủ tướng đề nghị làm rõ những “nút thắt” trong ngành nông nghiệp
Năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của ngành nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản đạt kỷ lục trên 40 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Lĩnh vực trụ đỡ của nền kinh tế đã trở thành một động lực tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 3,76%, được xem là cao nhất trong 7 năm trở lại đây.
Ngay trong những ngày đầu năm mới 2019, ngày 3/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội nghị đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm thực hiện thành công các Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ với tinh thần “tăng tốc, bứt phá”.
* Cường quốc về xuất khẩu nông sản Với những bước phát triển kỷ lục, Việt Nam khẳng định vị thế là cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới (đứng thứ 15 và đã xuất khẩu sang thị trường hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ). Năm 2018, cả nước có 2.200 doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới, tăng hơn 12% so với 2017.Song, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém và nhiều thách thức cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Đó là cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị chưa trở nên phổ biến, chủ đạo. Kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỉ trọng cao và tiếp tục bộc lộ những hạn chế, yếu kém cản trở quá trình sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Công nghiệp chế biến sâu chưa phát triển, lợi thế cạnh tranh năng suất lao động thấp, tổn thất sau thu hoạch còn cao.
Thị trường tiêu thụ ngày càng biến động, nguy cơ rủi ro; trong khi năng lực quản trị, công tác dự báo cung-cầu còn bất cập. Dich bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; quản lý ATTP vẫn rất khó khăn, phức tạp. Một số địa phương cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới để chuyển sang giai đoạn nâng cao, nhưng một số địa phương có số xã đạt chuẩn rất thấp. * Gỡ nút thắt để tăng trưởng cao hơn Phát biểu tại Hội nghị, nhắc lại ý kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ và địa phương vừa qua đặt ra yêu cầu “năm 2019 phải hơn năm 2018”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị làm rõ những “nút thắt” trong ngành nông nghiệp để trên cơ sở đó, có những giải pháp tháo gỡ và tăng trưởng bứt phá hơn. Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ, các bộ, ngành sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt Nam phát triển, không chỉ xử lý vấn đề làm sao để 100 triệu dân có thực phẩm an toàn, đời sống nâng lên, nông dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước mà điều quan trọng là hướng vào xuất khẩu, nâng kim ngạch hơn so với năm 2018, một mục tiêu rất khó khi con số hiện nay đã ở mức cao.Đánh giá tổng quan hiện trạng nông nghiệp Việt Nam năm vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, ngành đã đạt kết quả vượt bậc, có nhiều điểm sáng, điểm mới, có những bứt phá ngoạn mục, đạt thành tích xuất sắc, toàn diện.
Thủ tướng cho rằng nhờ tái cơ cấu đúng hướng nên nhiều loại sản phẩm có sản lượng lớn đã xuất hiện ở Việt Nam; đồng thời đóng góp vào xuất khẩu vượt mức kế hoạch và đứng thứ 2 Đông Nam Á về xuất khẩu nông nghiệp. Đi liền với đó là thị trường tiêu thụ được mở rộng. Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng trước việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn trong nông nghiệp, nhất là 18 nhà máy chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động. Thủ tướng cũng đánh giá cao việc đã hình thành được chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 1.096 chuỗi cho hơn 1.400 sản phẩm. Bộ đã cắt giảm 173/345 điều kiện đầu tư kinh doanh (đạt 50%), đúng với yêu cầu của Chính phủ. Ghi nhận những nỗ lực của ngành nông nghiệp, Thủ tướng biểu dương lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường với phong cách “miệng nói tay làm, kề vai sát cánh, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, hiệu quả, đề xuất kịp thời, có quan hệ chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, các bộ, chỉ đạo có uy tín, trách nhiệm”. Tại Hội nghị, Thủ tướng cũng chỉ ra các mặt tồn tại, bất cập cần khắc phục trong lĩnh vực nông nghiệp như: Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn lớn (khoảng 38%). Cơ cấu lại nông nghiệp được triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Kinh tế hộ nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao. Môi trường nông thôn còn là vấn đề lớn. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kế hoạch đề ra. Thất thoát sau thu hoạch còn có tỷ lệ cao. * Xuất khẩu khoảng 42-43 tỷ USD Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu: Ngành nông nghiệp phải khơi gợi được khát vọng của dân tộc, phải phấn đấu trong 10 năm nữa, Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, riêng lĩnh vực chế biến nông sản, phải vào tốp 10 của thế giới. Phải phấn đấu trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản hàng đầu thế giới, là nơi sản xuất tôm lớn của thế giới. Thủ tướng đặt chỉ tiêu tăng trưởng nông nghiệp 2019 phải đạt cao, ít nhất là 3%, xuất khẩu khoảng 42-43 tỷ USD và đề nghị cán bộ, công chức ngành nông nghiệp suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để "đạt cao hơn mục tiêu đưa ra”. Gợi mở một số giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc phải có thể chế pháp luật tốt, phải xóa bỏ những quy định lạc hậu để nông nghiệp Việt Nam có bước tiến. Lưu ý tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng định hướng cần chú trọng tiêu chí thu nhập của người dân, tránh bệnh thành tích.Đi liền với đó là tái cơ cấu manh mẽ hơn trong đó có xây dựng sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương, tránh tình trạng "đi lan man" sẽ dẫn đến khó có nền sản xuất xuất khẩu mạnh; phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp như cá tra, gạo, bởi theo Thủ tướng, công tác này Việt Nam đang hơi “trầm” hơn so với Thái lan và Campuchia.
Đề nghị toàn ngành đặc biệt chú trọng vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ, Thủ tướng nểu rõ: “Nông nghiêp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0". Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo theo dõi ứng phó thiên tai, không thể bị bất ngờ; bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên cũng như đẩy mạnh trồng rừng. “Về vấn đề đóng cửa rừng tự nhiên cùng với phát động trồng rừng, rất quan trọng để không những cung cấp gỗ cho chế biến lâm sản mà còn là vấn đề môi trường sống. Mỗi nhà, mỗi người, mỗi địa phương phải làm mạnh mẽ hơn việc trồng rừng, phủ xanh đất trống”, Thủ tướng nói. Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng cần được chú trọng hơn nữa, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành, không chỉ dừng ở con số 8%. Thủ tướng đề nghị theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động làm công tác tham mưu chỉ đạo ứng phó với thiên tai, không để bị động bất ngờ; tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng về quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp. Đề cao công tác cán bộ, Thủ tướng đề nghị cán bộ làm nông nghiệp cần có tinh thần là phải cùng nông dân, sống trong lòng nông dân để làm cuộc cách mạng mới trong nông nghiệp, nông thôn. “Cán bộ nông nghiệp phải sát dân, đừng có xa dân, nắm được tâm tư nguyện vọng, nắm được nhu cầu của người dân”, Thủ tướng nói./. Xem thêm:Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
07:25' - 03/01/2019
Năm 2019, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung thực hiện cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Sản lượng vụ Đông Xuân miền Bắc dự báo giảm 16.200 tấn
17:52' - 01/01/2019
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng vụ Đông Xuân 2018-2019 miền Bắc ước đạt 7,216 triệu tấn, giảm khoảng 16.200 tấn so với vụ Đông Xuân 2017-2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Các chuỗi liên kết mang lại thành công cho ngành thủy sản
14:11' - 01/01/2019
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2018 đạt 9 tỷ USD, vượt 8,4% so với kế hoạch. Đáng chú ý, các chuỗi liên kết sản xuất thuỷ sản đều mang lại hiệu quả cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Dấu ấn trong tăng trưởng nông nghiệp
09:07' - 31/12/2018
Đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có mức tăng khá cao với 3,76%.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành thuỷ sản hướng đến mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD
13:46' - 30/12/2018
Năm 2019 ngành này phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 10 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.