Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Thủ tướng Lý Hiển Long chúc mừng thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được bầu lại vào Bộ Chính trị; chúc mừng Việt Nam về thành tích kiểm soát đại dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, trong đó có việc ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), mở ra cơ hội mới cho tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của toàn khu vực.
Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định, Singapore rất coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang diễn biến phức tạp hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Singapore đã trở thành điểm sáng ở khu vực về kiểm soát đại dịch COVID-19; đánh giá cao các sáng kiến thúc đẩy phục hồi kinh tế của Singapore, trong đó có các sáng kiến tạo thuận lợi cho đi lại như “bong bóng di chuyển hàng không” và “Kết nối Changi”.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên hợp tác tích cực kiểm soát đại dịch và tiếp cận nguồn vaccine an toàn; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư khôi phục sản xuất, trao đổi thương mại và đầu tư; phát huy hiệu quả hợp tác trong các Hiệp định CPTPP, RCEP nhằm thúc đẩy thương mại, giảm thiểu tranh chấp.
Hai Thủ tướng nhất trí quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển hiệu quả và thực chất; khẳng định sẽ tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực hai bên có tiềm năng, thế mạnh như nông - thủy sản, tài chính, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng…, mở rộng sang các lĩnh vực đáp ứng yêu cầu của thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như phát triển năng lượng sạch, giải pháp đô thị và đô thị thông minh, đổi mới sáng tạo, kinh tế số và số hóa.Hai bên chia sẻ kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hai bên cũng trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác, duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; tiến tới đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tổ chức tiêm vaccine ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa
11:19' - 02/03/2021
Sáng 2/3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2021, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong tháng đầu tiên của năm mới Tân Sửu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý nhà nước và dân cư
19:39' - 25/02/2021
Chiều 25/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai trương, đưa vào hoạt động hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.