Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các đối tác bên lề Hội nghị về Đồng bằng Sông Cửu Long
Sáng 13/3, bên lề Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp các đại biểu quốc tế dự Hội nghị (các đối tác, tổ chức, nhà tài trợ quốc tế).
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Cảm ơn các đại biểu quốc tế dự Hội nghị về Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự hợp tác của các đối tác, tổ chức, nhà tài trợ quốc tế là rất quan trọng. “Chúng tôi đã nghiên cứu một số vùng đồng bằng của các nước châu Âu và nhiều nơi; tìm hiểu các mô hình, cách làm, bài học của nhiều nước trên thế giới”, Thủ tướng nói. Cho nên, không chỉ hợp tác về kinh tế mà hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó biến đổi khí hậu ở các vùng đồng bằng cũng rất quan trọng.
Nhấn mạnh vai trò của nguồn lực đối với phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh thiên tai khắc nghiệt, Thủ tướng mong muốn “các nước đối tác, tổ chức quốc tế sẽ quan tâm cùng Việt Nam tạo nguồn lực mới từ hợp tác của chúng ta”.
Bởi dư địa để huy động nguồn vay từ bên ngoài còn lớn khi 5 năm qua, Chính phủ đã nỗ lực giảm tỷ lệ nợ công từ 64,8% xuống còn 55% GDP. Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, đầu tư FDI vì công nghiệp chế biến sâu để gia tăng giá trị của các sản phẩm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là vấn đề cần quan tâm.
Vấn đề nữa là hợp tác quốc tế bảo vệ các dòng sông, nhất là vùng hạ du, không chỉ cho Việt Nam mà những nước trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi thượng nguồn. “Vai trò quốc tế trong bảo vệ dòng sông xuyên quốc gia rất quan trọng”, Thủ tướng bày tỏ mong muốn được lắng nghe ý kiến, đẩy mạnh hợp tác trong quá trình phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm, bài học quý từ các nước.
Đại diện các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 120 và kết quả mà Nghị quyết này mang lại cũng như việc tổ chức hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ sẽ hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.
Nhất trí với ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Phát triển Pháp (AFD) cho rằng, các quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan có nhiều kinh nghiệm về ứng phó biến đổi khí hậu và ủng hộ sáng kiến về quy hoạch tổng thể phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long. Các tổ chức này cũng đề xuất hỗ trợ tài chính giúp Việt Nam vượt qua thách thức của biến đổi khí hậu.
Ông Laurent Umans, đại diện Đại sứ quán Hà Lan cho biết, Thủ tướng Hà Lan có thư cảm ơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đã có thông điệp tại Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến về thích ứng với Biến đổi khí hậu. Đại diện Đại sứ quán Australia khẳng định, bảo vệ Đồng bằng Sông Cửu Long có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, khu vực Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Đại diện Đại sứ quán Italia bày tỏ ấn tượng về nỗ lực của Chính phủ Việt Nam về quản lý, phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long. Là nước tổ chức Hội nghị COP26, Italia cảm ơn những đóng góp, cam kết của Việt Nam đối với việc giảm phát thải khí nhà kính.
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk cho rằng, trước cam kết, ủng hộ từ các đối tác, những người bạn của Việt Nam hôm nay thì việc tận dụng tối đa sự ủng hộ này chính là phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần có cơ chế tài chính đủ mạnh để chuyển hóa hiệu quả dòng tài chính thành các dự án đầu tư. Đây là khoản tài chính rất lớn, nên cần có sự điều phối tốt, không để mỗi địa phương triển khai một cách riêng lẻ.
Cảm ơn các ý kiến, Thủ tướng cho rằng, điều này sẽ đóng góp tốt vào chương trình phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long; bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế ngày càng tốt đẹp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ
19:38' - 10/03/2021
Chiều 10/3, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử tổ chức cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.
-
Ngân hàng
Thủ tướng đồng ý thí điểm dịch vụ Mobile - Money trong 2 năm
15:38' - 10/03/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money).
-
Chứng khoán
Bộ Tài chính sớm báo cáo Thủ tướng phương án xử lý tình trạng nghẽn lệnh giao dịch trên HOSE
09:58' - 10/03/2021
Chiều ngày 9/3/2021, Bộ Tài chính đã có buổi làm việc với Tập đoàn FPT để bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong giao dịch chứng khoán.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Pháp
21:54'
Các địa phương của Pháp và Hải Phòng đã có nhiều mối quan hệ hợp tác trong thời gian qua và mong muốn phát triển quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nữa giữa thành phố Hải Phòng với các doanh nghiệp của Pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
21:09'
Là đô thị loại I mang những đặc trưng cơ bản của một đô thị trung tâm đa chức năng, thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản
20:56'
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp ở hai tỉnh nói riêng và Nhật Bản nói chung khi đầu tư vào Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực giải ngân vốn của ngành giao thông còn rất lớn
18:58'
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và giải ngân các dự án đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh giác mục đích sử dụng điện ảnh vì chính trị và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
18:38'
Chiều 25/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đồng thời tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Cuối năm 2022 sẽ khởi công dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo
18:21'
Công tác chuẩn bị cho việc triển khai dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo do Ban làm đại diện chủ đầu tư đang bám sát tiến độ đề ra của Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
18:08'
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán tổ chức diễn đàn về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai,
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần Nhà nước thống nhất quản lý về giá
17:09'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 25/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng góp tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai khu vực châu Á
15:22'
Nhân dịp Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm làm việc tại Nhật Bản từ ngày 25-28/5, phóng viên TTXVN tại Nhật Bản đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam về sự kiện này.