Thủ tướng Nhật Bản muốn đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 28/2 tuyên bố muốn đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để tìm cách tháo gỡ vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước - một trong những vấn đề được ông Abe coi là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ cầm quyền của mình.
Phát biểu sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Abe cho biết ông đã được "ông chủ Nhà Trắng" thông báo kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai.
Thủ tướng Abe cho biết Tổng thống Mỹ cũng đã hai lần đề cập tới vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc tại các buổi gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Việt Nam, trong đó ông Trump đã truyền tải thông điệp rằng Tokyo rất coi trọng giải quyết vấn đề này với Bình Nhưỡng. Trên cơ sở đó, người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản khẳng định quyết tâm tìm kiếm đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong thời gian tới đây.
Theo Tokyo, Triều Tiên đã bắt cóc 17 con tin Nhật Bản trong giai đoạn nêu trên. Hiện mới chỉ có 5 trong số họ được trả tự do năm 2002, trong khi Bình Nhưỡng thông báo 8 người đã chết và 4 người còn lại chưa từng hiện diện trên lãnh thổ Triều Tiên.
Nhận định về kết quả Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai, Thủ tướng Abe khẳng định Nhật Bản hoàn toàn ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump rằng cần phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, không nhượng bộ dễ dàng, đồng thời tiếp tục các cuộc thảo luận mang tính xây dựng để thúc đẩy Triều Tiên có các hành động cụ thể. Do đó, trong thời gian tới, Tokyo sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Washington để giải quyết tổng thể các vấn đề hạt nhân, tên lửa và công dân bị bắt cóc.
Trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai, Chính phủ Nhật Bản và Mỹ đã thông qua nhiều kênh đối thoại để xác lập quan điểm chung rằng tiến trình phi hạt nhân hóa phải bao gồm việc phá hủy toàn bộ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó có vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Do vậy, Tokyo đánh giá cao quyết định của Tổng thống Trump, cho rằng điều này thể hiện rõ thông điệp rằng nếu Triều Tiên không thực hiện phi hạt nhân thì sẽ nước này sẽ không nhận được sự nới lỏng trong cấm vận./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2: Tổng thống Trump điện đàm với lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc
07:10' - 01/03/2019
Tổng thống Donald Trump đã điện đàm trong khoảng 15 phút với mỗi nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2: Nhật Bản ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ
21:11' - 28/02/2019
Ngày 28/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới để giải quyết vấn đề Triều Tiên, trong đó có vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Nhật Bản phản ứng thận trọng
18:04' - 28/02/2019
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết hiện Chính phủ Nhật Bản đang thu thập các thông tin chi tiết và toàn diện liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai vừa qua.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc bất ngờ giảm điểm sau tin tức hội nghị thượng đỉnh
14:16' - 28/02/2019
Ngày 28/2, thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc đã bất ngờ giảm điểm sau khi có tin tức về những khó khăn xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2: Truyền thông Nhật Bản đưa tin đậm nét về vai trò của Việt Nam
12:45' - 28/02/2019
Nhân Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai diễn ra tại Hà Nội, truyền thông Nhật Bản đã đưa tin đậm nét về vai trò và vị thế của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử D. Trump đến Washington, chuẩn bị cho lễ nhậm chức
13:21'
Dự kiến, ngày 19/1, tức một ngày trước lễ nhậm chức, ông Trump sẽ tổ chức buổi mít tinh mừng chiến thắng.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Việt tại ASG có vai trò quan trọng để khai thác thị trường lẫn nhau
08:20'
Các doanh nghiệp tại Trung tâm Thương mại ASG có vai trò rất quan trọng để khai thác tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh giữa Việt Nam và Ba Lan để khai thác hiệu quả thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị áp dụng "các biện pháp đặc biệt" để tránh nguy cơ vỡ nợ
16:33' - 18/01/2025
Bộ Tài chính sẽ bắt đầu thực hiện "các biện pháp đặc biệt" vào tuần tới nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có FTA đầu tiên với châu Âu
14:00' - 18/01/2025
Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein, và Thái Lan sẽ ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) tại thị trấn Davos của Thụy Sĩ vào ngày 23/1.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành cấu trúc chính của cây cầu cao nhất thế giới
18:28' - 17/01/2025
Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng cấu trúc chính của cây cầu cao nhất thế giới Huajiang Grand Canyon ở phía Tây Nam tỉnh Quý Châu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: CIO xin lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
17:47' - 17/01/2025
Ngày 17/1, Cơ quan điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã chính thức đề nghị Tòa án quận Tây Seoul ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á được dự báo dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu năm 2025
11:03' - 17/01/2025
Các nền kinh tế châu Á được kỳ vọng sẽ dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu vào năm 2025, bất chấp những thách thức hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
WB và Moody's dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico năm 2025
08:43' - 17/01/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 16/1 duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico năm 2025 và 2026 lần lượt là 1,5% và 1,6% so với các con số tổ chức toàn cầu này đưa ra hồi tháng 10/2024.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Kremlin: Tổng thống Nga và Mỹ có thể điện đàm vào bất cứ lúc nào
08:41' - 17/01/2025
Ngày 16/1, Trợ lý Điện Kremlin Yury Ushakov ngày 16/1 cho biết Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể tiến hành điện đàm vào bất cứ lúc nào.