Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm tại Quảng Trị
Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng; lãnh đạo mọt số bộ, ngành Trung ương.
Sau khi khảo sát công trường thi công Dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh, tại điểm giao giữa cao tốc Bắc – Nam phía Đông với Quốc lộ 9 (huyện Cam Lộ), Thủ tướng đã nghe lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Quảng Trị báo cáo về phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn; việc đầu tư tuyến Quốc lộ 15D nối La Lay về Khu bến cảng Mỹ Thủy và cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo; Dự án khu bến cảng Mỹ Thủy và Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị. Với từng dự án, Thủ tướng nêu rõ các định hướng lớn trong triển khai và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan. Trong đó:
Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có tổng chiều dài 65,7km, điểm đầu tại xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), điểm cuối tại xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Thủ tướng đề nghị các nhà thầu, đơn vị thi công tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động nhân lực, trang thiết bị, thi công 3 ca 4 kíp để bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường dự án.
Tỉnh Quảng Trị phải làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, giao trực tiếp mỏ đất cát cho nhà thầu và làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng đường hậu cần vào mỏ; chú ý động viên cán bộ, công nhân thi công. Các bên cùng nỗ lực, cố gắng hoàn thành dự án sớm trước một quý so với lộ trình, mở ra không gian phát triển mới cho địa phương và vùng.
Đối với Dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án xây đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, tổng chiều dài xây dựng là 98,35 km. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.675 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Giai đoạn đầu (giai đoạn phân kỳ) của dự án được đưa vào khai thác từ cuối năm 2022 với 2 làn xe, không có dải phân cách cứng ở giữa, các đoạn thông thường có mặt đường rộng 11m, nền đường rộng 12m, riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23m.
Với dự án này, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, triển khai giai đoạn hoàn chỉnh với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23m.
Về Dự án đầu tư Quốc lộ 15D nối Cửa khẩu quốc tế La Lay về Khu bến cảng Mỹ Thủy và cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo nhằm hình thành tuyến đường song song với Hành lang kinh tế Đông – Tây, tăng cường giao thương hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, cửa khẩu quốc tế thứ 2 của tỉnh Quảng Trị kết nối khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với khu vực Nam Lào, Đông Thái Lan và hình thành tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, đáp ứng nhu cầu giao lưu cũng như hợp tác thương mại, xuất nhập khẩu. Mặt khác, dự án sẽ tạo ra tuyến đường kết nối đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông với Quốc lộ 1, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện tiếp cận và lưu thông trên đường cao tốc.
Thủ tướng đồng ý về chủ trương triển khai dự án gồm 3 đoạn, trong đó một đoạn do tỉnh Quảng Trị đầu tư, một đoạn do Trung ương đầu tư và một đoạn triển khai theo hình thức hợp tác công tư.
Tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2023 tầm nhìn đến năm 2050, tiến trình đầu tư trước 2030. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đầu tư dự án này theo phương thức đối tác công tư (PPP) và giao UBND tỉnh Quảng Trị là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện.
Việc đầu tư xây dựng và hoàn thành tuyến cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở ra khả năng kết nối, đột phá và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ đối với tỉnh Quảng Trị; là công trình giao thông có tầm chiến lược để tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây chuyển từ hành lang giao thông thuần túy sang hành lang kinh tế thực thụ, vừa kết nối thuận lợi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 29/12/2022 Chính phủ.
Hiện nay, UBND tỉnh đang gấp rút triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án với quy mô dự kiến đầu tư có chiều dài khoảng 56km.
Dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào đầu năm 2019. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 14.200 tỷ đồng; trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 2.143 tỷ đồng và vốn huy động từ nguồn khác là 12.091 tỷ đồng.
Quy mô của dự án là 685 ha bao gồm 10 bến cảng, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 100.000 tấn. Dự án được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 gồm 4 bến, đầu tư tới năm 2025; giai đoạn 2 gồm 3 bến, đầu tư tới năm 2031 và giai đoạn 3 gồm 3 bến, đầu tư tới năm 2036.
Khu bến cảng Mỹ Thủy phục vụ chủ yếu cho Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và hàng hóa quá cảnh từ Lào, Đông Bắc Thái Lan trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây.
Hiện dự án còn vướng mắc tại khâu giải phóng mặt bằng. Thủ tương yêu cầu tỉnh Quảng Trị tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ dự án.Dự án khu công nghiệp Quảng Trị có quy mô khoảng 500ha được thực hiện tại thị trấn Diên Sanh và các xã Hải Trường, Hải Lâm của huyện Hải Lăng với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 dự án do Liên doanh VSIP - Amata -Sumitomo triển khai trên diện tích gần 100ha với mức vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ năm 2021-2025.
Dự án này được kỳ vọng góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Trị, tạo ra một trung tâm kinh tế dọc theo Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar.
Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Trị và các cơ quan liên quan khẩn trương giải quyết các khó khăn, vướng mắc để dự án sớm hoàn thành, đi vào hoạt động.
Cũng trong cuộc làm việc nhanh tại công trường, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Trị tập trung triển khai một số nhiệm vụ trong năm nay như: Hoàn thành công tác quy hoạch, xây dựng các dự án xây dựng, nâng cấp, tôn tạo Thành cổ Quảng Trị và các nghĩa trang; khẩn trương hoàn thành các thủ tục với các dự án giao thông; đẩy mạnh vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển; thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); triển khai Dự án khu công nghiệp hợp tác với VSIP…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Hội đồng điều phối vùng có tư duy đổi mới, tạo động lực mới để có kết quả mới
14:00' - 20/07/2023
Sáng 20/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ nhất, ra mắt và triển khai hoạt động của Hội đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.