Thủ tướng: Quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra
Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 vào sáng 5/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; đẩy mạnh các phong trào thi đua phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, với tinh thần “vừa nói, vừa làm, vừa hành động, vừa tuyên truyền”.
Tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 năm 2025; triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP; xây dựng kịch bản tăng trưởng của các địa phương; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, công tác trọng tâm thời gian tới; và một số vấn đề quan trọng khác. * Kinh tế - xã hội tốt hơn trong khi kỳ nghỉ Tết dài ngày Chính phủ đánh giá, trong tháng 1/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo chủ chốt, nhất là về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, trình các đề án theo Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2025; triển khai hiệu quả các Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ. Ngay trong những ngày Tết, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng đã kiểm tra, đôn đốc tiến độ nhiều dự án trọng điểm, khởi công đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương; thăm hỏi, động viên chúc Tết công nhân trên công trường tại các địa phương… Nhờ đó, trong tháng đầu tiên của năm 2025, kinh tế - xã hội của nước ta tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, tốt hơn cùng kỳ năm 2024; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng được thúc đẩy, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn và an sinh xã hội được bảo đảm. Bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép. Các hoạt động kinh tế, xã hội, tiêu dùng sôi động hơn so với cùng kỳ Tết năm trước; trong tháng nghỉ Tết, một số chỉ tiêu quan trọng về sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, thu hút FDI, ngân sách Nhà nước... tiếp tục tăng trưởng tích cực, tốt hơn cùng kỳ năm trước, tạo đà cho tăng trưởng cả năm.Phát biểu kết luận Phiên họp, điểm những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, có kết quả trên là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư; sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ, tích cực của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự tham gia, ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp; sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cấp, các ngành, các địa phương.
Nêu rõ các tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như: cạnh tranh chiến lược gay gắt; chiến sự kéo dài; tác động, ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ Mỹ mới; sức ép điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát, tỷ giá, lãi suất lớn; hoạt động sản xuất, kinh doanh một số lĩnh vực còn nhiều khó khăn; giải ngân đầu tư công còn chậm, chưa có chuyển biến rõ nét…,Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ các bài học, cụ thể: cần bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả; coi trọng thời gian, phát huy trí tuệ, sự quyết đoán; tăng cường đoàn kết, nhất trí trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, đoàn kết trong cả hệ thống chính trị, đoàn kết toàn dân; quyết tâm, quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; không đùn đẩy, né tránh; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tạo động lực, truyền cảm hứng; đẩy mạnh các phong trào thi đua phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; phải “vừa nói, vừa làm, vừa hành động, vừa tuyên truyền”.
“Mỗi bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành nhiệm vụ; từng tháng, từng quý hoàn thành nhiệm vụ thì cả nước hoàn thành nhiệm vụ, cả năm hoàn thành nhiệm vụ”, Thủ tướng nhấn mạnh. * Hàng tháng các Bộ trưởng phải báo cáo Thủ tướng về tháo gỡ vướng mắc thể chế Đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Kết luận số 123 của Trung ương về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; các Nghị quyết số 01, 02 của Chính phủ; khẩn trương ban hành và triển khai các Chương trình, Kế hoạch hành động theo các nhiệm vụ được giao theo chủ đề điều hành của năm 2025 là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá”.Cùng với đó, tập trung chuẩn bị các đề án theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, các đề án trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung phục vụ Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV; cũng như chủ động chuẩn bị sớm cho việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm 2025.
Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế với tinh thần là “đột phá của đột phá”; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, “hàng tháng, các Bộ trưởng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế và đề xuất những khó khăn, vướng mắc về thể chế cần tháo gỡ”. Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW; thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tập trung làm mới các động lực truyền thống gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; đồng thời thúc đẩy các động lực mới, nhất là các ngành, lĩnh vực mới nổi như: dữ liệu lớn, điện toán đám mây, quang điện tử, công nghiệp internet, internet vạn vật, công nghiệp y sinh học, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí… Lưu ý phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành theo dõi sát tình hình thế giới, nhất là những vấn đề mới phát sinh, việc điều chỉnh chính sách của các quốc gia, nền kinh tế lớn, đối tác quan trọng, nhất là Mỹ, Trung Quốc, EU…; khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Đề án về các giải pháp ứng phó với sự thay đổi chính sách của Mỹ, báo cáo Thường trực Chính phủ trong tháng 2 năm 2025.Cùng với đó, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để đạt được mục tiêu đề ra; tận dụng dư địa về nợ công để đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; thực hiện tốt các biện pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực rủi ro cao; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hướng dẫn, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên năm 2025 để bổ sung đầu tư cho phát triển hạ tầng như dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc; triển khai hiệu quả công tác thu ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là từ thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống…; nghiên cứu, đề xuất các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục rà soát, trình phương án xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài như ngân hàng yếu kém, bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2; các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa… Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; triển khai quyết liệt phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong 2025”, phát triển nhà ở xã hội; không để ai thiếu ăn, thiếu mặc nhất là trong dịp giáp hạt; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động lễ hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm việc lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, đánh bạc; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, tạo đồng thuận xã hội triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán
09:57'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025
09:55'
Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Vừa chạy, vừa xếp hàng” trong triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân
12:38' - 04/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh “vừa chạy, vừa xếp hàng”, khẩn trương hơn nữa triển khai việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện hơn 650 tỷ đồng
14:46'
Thủ tướng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện có tổng mức đầu tư hơn 653 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đóng điện trong năm 2027.
-
Kinh tế Việt Nam
5 định hướng chiến lược giúp kinh tế Việt Nam bứt phá
14:42'
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa đưa ra 5 định hướng chiến lược để kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ điều kiện, khả năng đáp ứng của cơ quan, tổ chức được phân cấp, ủy quyền
12:46'
Mục tiêu sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường vành đai hơn 800 tỷ đồng của Đà Lạt tiếp tục lỗi hẹn
12:37'
UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt kéo dài thời gian thực hiện dự án xây dựng đường vành đai thành phố Đà Lạt và cơ sở hạ tầng các khu dân cư đến 31/12/2025 do nhiều nguyên nhân khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang đặt mục tiêu năm 2025 thu hút FDI đạt 1,5 tỷ USD
12:18'
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh, năm 2025, tỉnh phấn đấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ: Hơn 20.000 nhân viên chính phủ sẵn sàng nghỉ việc theo chương trình khuyến khích
09:57'
Hơn 20.000 viên chức liên bang Mỹ đã thông báo với chính phủ nước này về việc sẵn sàng nghỉ việc theo chương trình tinh gọn bộ máy có thời hạn chót đăng ký vào ngày 6/2.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán
09:57'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025
09:55'
Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải hàng không tăng kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
21:42' - 04/02/2025
Theo Cục hàng không Việt Nam, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 (từ ngày 24/1 - 2/2), lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay cả nước đạt xấp xỉ 3,6 triệu, tăng 16% so với cùng kỳ.