Thúc đẩy đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh
Sáng 3/11, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức hội thảo “Nâng cao vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” nhằm phân tích, đánh giá vai trò của đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2021-2030.
Hội thảo này là hoạt động trong khuôn khổ hợp tác Đức–Việt của “Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh” do GIZ thực hiện tại Việt Nam theo ủy quyền của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Theo Phó Viện trưởng CIEM Nguyễn Hoa Cương, doanh nghiệp vừa là chủ thể, vừa là đối tác trong vấn đề nóng lên toàn cầu và ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh sẽ góp phần thực hiện nhiệm vụ kép, vừa thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế theo mục tiêu của Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vừa thực hiện Chiến lược quốc gia về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chiến lược tăng trưởng xanh và các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Tăng trưởng xanh là vấn đề rất quan trọng, là xu hướng tất yếu cho phát triển dài hạn của thế giới và Việt Nam nói riêng... Ông Michael Krakowski, Cố vấn trưởng - Giám đốc Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh nhấn mạnh, Việt Nam đang tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng chịu tác động tiêu cực từ việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, môi trường. Đó là thách thức rất lớn cần có sự vào cuộc, tìm biện pháp ứng phó kịp thời và có hiệu quả để bảo đảm phát triển bền vững. Nên Việt Nam cần kiên trì tuyên truyền và hỗ trợ cho sản xuất sạch trên diện rộng, đầu tư cho năng lượng sạch và tái tạo... Trong khi đó, TS. Hồ Công Hòa, đại diện nhóm nghiên cứu CIEM cho biết, cần có sự thống nhất quan điểm xây dựng, hoàn thiện một hành lang pháp lý, cơ chế chính sách theo hướng vừa bắt buộc vừa khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân vì tăng trưởng xanh, gắn liền với thực thi trách nhiệm xã hội đối với môi trường. TS. Hồ Công Hòa đề nghị Chính phủ, cơ quan chức năng nghiên cứu ban hành cơ chế thí điểm triển khai các dự án theo hình thức đối tác công-tư (PPP) trong thu gom, xử lý nước/chất thải, cấp nước... có quy mô đến 200 tỷ đồng ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm của người gây ô nhiễm và buộc họ phải trả tiền; ví dụ như nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải, đẩy mạnh thu phí rác thải sinh hoạt...trên tinh thần minh bạch và công bằng. Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách hành chính, bảo đảm môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và sự tin tưởng vào sự tham gia, đóng góp của khu vực tư nhân vào quá trình tái cơ cấu kinh tế, tăng trưởng xanh của đất nước. TS. Hồ Công Hòa cũng tỏ ý lo ngại về một số hạn chế hiện nay, gồm: tỷ trọng nhà máy điện sử dụng than còn lớn, dễ gây ô nhiễm môi trường; tình trạng chậm, khó khăn trong giải phóng mặt bằng xây dựng dự án; thiếu vốn “mồi”, hỗ trợ từ Nhà nước; thiếu hướng dẫn cụ thể trong đàm phán đối với dự án PPP; thiếu sự chuẩn bị và sẵn sàng của cơ quan chức năng trong việc thực hiện tăng trưởng xanh... Một số chuyên gia cũng nêu bất cập, yếu kém trong lập và triển khai quy hoạch xử lý chất thải rắn, chính sách mua, bán và giá điện chưa ổn định... và cho rằng đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận, đầu tư và triển khai dự án của tư nhân nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng xanh. Nhóm nghiên cứu của CIEM cũng chỉ ra rằng, mặc dù, đã có các cơ chế, chính sách thu hút tư nhân tham gia cho tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, việc thu hút này nói chung, lĩnh vực năng lượng tái tạo, dịch vụ môi trường nói riêng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. “Chính phủ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, nâng cao chất lượng khung pháp lý và năng lực thực hiện hiệu quả trong thực hiện chính sách để thu hút đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030”, nhóm nghiên cứu của CIEM đề xuất./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030
11:27' - 29/10/2021
Chiến lược tăng trưởng xanh là tiền đề để cụ thể hóa các mục tiêu phát thải carbon thấp, trung hòa carbon trong dài hạn và đóng góp vào sự hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
COP26: Giải pháp nào đối với Việt Nam để đảm bảo tăng trưởng xanh?
08:01' - 29/10/2021
Biến đổi khí hậu cũng như ô nhiễm môi trường được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới vào thời điểm hiện tại.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
21:44' - 01/10/2021
Chiến lược đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
34 Thuế tỉnh chính thức vận hành theo mô hình mới từ ngày 1/7
11:17'
Sáng 1/7, Cục Thuế đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ của Cục Thuế (Bộ Tài chính) nhằm triển khai mô hình tổ chức mới của ngành thuế từ ngày 1/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Trụ đỡ cho doanh nghiệp phát triển
11:15'
Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy mới, tư duy mới và khát vọng mới
08:14'
Hôm nay 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại toàn bộ 34 tỉnh, thành phố chính thức đồng loạt vận hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng lòng để thực hiện bước đi lịch sử
08:13'
Ngày 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố - một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - chính thức được khởi động.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài sản công
21:35' - 30/06/2025
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 193/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền
21:34' - 30/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 1417/QĐ-TTg ngày 30/6/2025 thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy ý kiến để Luật Thương mại điện tử phù hợp thực tiễn
20:59' - 30/06/2025
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất tư tưởng và nhận thức, sức mạnh của hệ thống chính trị
20:59' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Lào Cai công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập tỉnh Lào Cai mới.trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm 2 Bí thư Tỉnh uỷ làm cán bộ cấp Thứ trưởng
20:29' - 30/06/2025
Chiều 30/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị công bố và trao các quyết định bổ nhiệm hai Bí thư Tỉnh uỷ làm cán bộ cấp Thứ trưởng.