Thực phẩm, đồ uống Việt tận dụng thương mại điện tử vươn ra thế giới
Tuy nhiên để phát huy lợi thế và mở rộng thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp cần tiếp cận, khai thác hiệu quả các kênh thương mại điện tử để đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng toàn cầu.
Đây là nội dung được các chuyên gia khuyến nghị tại Diễn đàn xuất khẩu trực tuyến ngành thực phẩm và đồ uống năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tập đoàn Alibaba tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều 29/10.
Ông Võ Tân Thành, Phó Giám đốc VCCI cho biết, thực phẩm và đồ uống nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh, luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Theo dự báo, ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025. Tuy nhiên, những thay đổi trong thói quen tiêu dùng và cú "sốc" COVID-19 đang định hình lại ngành thực phẩm đồ uống, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lược đối phó. Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trở thành động lực dẫn dắt thị trường buộc các doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược khác đi.Hơn nữa với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đang "tự trao quyền" cho chính mình trong việc lựa chọn sản phẩm khi có đến 55% người dân tại thành thị và 59% người dân tại nông thôn dành thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm.
Và uy tín thương hiệu là yếu tố hàng đầu người tiêu dùng xem xét khi lựa chọn sản phẩm thực phẩm, đồ uống bên cạnh chất lượng, giá cả, mức độ đa dạng hay sự tiện lợi trong hệ thống mua sắm.
Theo khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong ngành do Vietnam Report tiến hành tháng 8/2020, trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh… Đó là xu hướng và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường sau khi nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch bệnh và tranh chấp thương mại. Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng giá trị xuất khẩu của ngành hàng thực phẩm và đồ uống vẫn tăng trưởng rất tích cực.Theo số liệu của Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm 9 tháng đầu năm 2020 đạt 103,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh việc phân phối, tiêu dùng trong nước, sản phẩm thực phẩm, đồ uống Việt Nam đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường khác nhau.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều diễn biến khó lường do tác động của đại dịch COVID-19, việc xuất khẩu của nhiều ngành hàng chủ lực tăng chậm lại, thì xuất khẩu trực tuyến là một trong những kênh hiệu quả nhất để doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận tới mọi thị trường. Trong dài hạn, xuất khẩu trực tuyến cũng là xu hướng tất yếu giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiếp cận nhanh với người tiêu dùng. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh thông tin: Lương thực thực phẩm là ngành sản xuất đặc thù, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho xã hội, do đó mặc dù chịu nhiều tác động từ dịch bệnh nhưng sức tiêu dùng trong nước vẫn tăng trưởng khá tốt, xuất khẩu một số ngành hàng giảm về lượng nhưng giá tăng, tạo tín hiệu lạc quan trong thời gian tới.Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới bằng cách đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, chú trọng chất lượng và mẫu mã sản phẩm để chinh phục thị trường khu vực và thế giới. Hiện nay, sản phẩm lương thực, thực phẩm Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, ASEAN, EU và Nhật Bản…
Theo bà Lý Kim Chi, nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm dinh dưỡng, có nguồn gốc hữu cơ. Đó là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực phẩm, đồ uống của Việt Nam cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả, thương hiệu…với các doanh nghiệp nước ngoài tại chính thị trường trong nước. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng mọi kênh phân phối, đặc biệt là thương mại điện tử để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển kinh doanh và Quan hệ Chính phủ Alibaba.com cho biết, từ khi dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng, nhu cầu mua sắm hàng trực tuyến tăng vọt so với trước đó. Cụ thể, số lượng người xem hàng tăng 92%, số người mua hàng tăng 177%. Riêng với ngành thực phẩm, từ tháng 3 đến tháng 6/ 2020, số lượng khách truy cập vào Alibaba.com đã tăng 49,27% trong khi cùng kỳ năm 2019 chỉ tăng 1,61%.Số lượng người mua cũng tăng 56,44% so 6,12% của cùng kỳ năm trước. Trong nhóm 100 sản phẩm có mức tăng trưởng bán hàng cao thời gian qua, có tới 48 sản phẩm thuộc ngành thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là thực phẩm ăn liền, thực phẩm tốt cho sức khỏe, thực phẩm năng lượng, gia vị và thực phẩm chức năng.
Theo ông Vũ Thế Tùng, quy mô thị trường của ngành đồ uống chức năng toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, và sẽ đạt 35,84 tỷ USD vào năm 2024 trong đó, thị phần ngành đồ uống ở châu Á sẽ tăng lên 42%, thị phần ở Bắc Mỹ sẽ giảm xuống 28,1% và ở EU sẽ là 25,2% sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp ngành đồ uống Việt Nam khai thác. Cùng với đó, công nghệ phát triển, các triển lãm thương mại trực tuyến đã cho phép các doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trực tuyến hiệu quả.
Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, ông Trịnh Văn Hải, Trưởng phòng Marketing Công ty Thực phẩm và đồ uống Nam Việt cho biết, doanh nghiệp kinh doanh có nhiều kênh để tiếp cận khách hàng khác nhau nhưng với việc phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng thì thương mại điện tử đang là công cụ tiếp cận khách hàng nhanh và hiệu quả nhất.
"Để khai thác hiệu quả các tiện ích của nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích xu hướng tiêu dùng của khách hàng, từ đó tối ưu hóa các từ khóa tìm kiếm, tận dụng hiệu quả các công cụ trực quan để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ một cách chi tiết nhất có thể.Trên các sàn thương mại điện tử toàn cầu, mỗi mặt hàng luôn có nhiều nhà cung ứng khác nhau, áp lực cạnh tranh rất lớn nhưng đây chính là động lực để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo được sự tín nhiệm lâu dài của khách hàng.", ông Trịnh Văn Hải nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Công ty thương mại điện tử Shopify hợp tác với TikTok
10:58' - 28/10/2020
Công ty thương mại điện tử Shopify của Canada ngày 27/10 đã thông báo thỏa thuận hợp tác với ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok.
-
DN cần biết
Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thông qua sàn thương mại điện tử Amazon
16:17' - 21/10/2020
Khai thác lợi thế của các sàn thương mại điện tử là phương án tiếp cận, khai thác thị trường Hoa Kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong bối cảnh hiện nay và hậu COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Thương mại điện tử, “phao cứu sinh” của doanh nghiệp Australia thời COVID-19
10:17' - 21/10/2020
Báo cáo mới đây của Deloitte về vai trò của thương mại điện tử ở Australia trong đại dịch COVID-19, cho biết, các dịch vụ thương mại điện tử có vai trò là chiếc “phao cứu sinh” trong cuộc khủng hoảng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Nhật Bản ra mắt trang thông tin thương mại điện tử
16:03' - 14/10/2020
Indonesia và Nhật Bản vừa ra mắt trang thông tin thương mại điện tử phục vụ lưu trữ các dữ liệu thương mại và trợ giúp các nhà đầu tư hai nước hoạt động hiệu quả hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.