Thuế tài sản - giải pháp giúp tăng nguồn thu cho ngân sách
Một số chuyên gia đã kêu gọi Chính phủ Malaysia áp dụng thuế tài sản khi cho rằng, đây là một biện pháp hiệu quả để tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia, đồng thời không gây thêm gánh nặng cho các nhóm thu nhập trung bình và thấp. Không giống như thuế dựa trên thu nhập hàng năm, thuế tài sản tập trung mục tiêu vào tài sản tích lũy của một cá nhân, bao gồm bất động sản, đất đai, xe cộ và cổ phiếu.
Bà Lidy Nacpil, điều phối viên của Phong trào Nhân dân châu Á về Nợ và Phát triển (APMDD) cho biết, việc áp dụng loại thuế này cần phải đi kèm với các đề xuất minh bạch, trong đó nêu rõ cách thức chi tiêu số tiền thu được để giải quyết tình trạng bất bình đẳng ở trong nước.Trong bối cảnh Malaysia là quốc gia có số lượng lớn người có thu nhập cao và là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuế tài sản là nguồn thu cho ngân sách công đầy hứa hẹn. Số tiền này có thể được sử dụng cho các chương trình y tế công cộng, giáo dục và nhà ở, cũng như triển khai những sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cựu nghị sĩ khu vực Klang, bang Selangor, ông Charles Santiago nhận định, loại thuế này sẽ không ảnh hưởng đến những tầng lớp trung lưu mà chủ yếu tập trung vào những cá nhân có tài sản từ 100 triệu ringgit (22,58 triệu USD) trở lên.Loại thuế này sẽ nâng cao đời sống cho cộng đồng có thu nhập thấp thông qua việc tài trợ cho các chương trình đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em, cải thiện khả năng tiếp cận những dịch vụ thiết yếu như nước, điện và internet ở những khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao. Trước đó, ông Santiago đã đề xuất đánh thuế tài sản 2,5% đối với 50 cá nhân giàu nhất nước này, cho rằng đây là hướng đi đúng đắn nhằm tạo ra hàng tỷ USD cho phát triển xã hội, y tế và giáo dục.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Goh Lim Thye, giảng viên Khoa Kinh doanh và Kinh tế, đại học Malaya cảnh báo rằng, việc áp dụng thuế tài sản đòi hỏi chính phủ cần xây dựng kế hoạch triển khai kỹ lưỡng, với khuôn khổ định giá tài sản chặt chẽ. Đây cũng là khó khăn mà Argentina đã phải đối mặt khi áp dụng loại thuế này vào những năm 1990 trong việc định giá tài sản ở nước ngoài. Tiến sĩ Goh đề xuất, chính phủ có thể ngăn chặn hình thức trốn thuế thông qua việc thúc đẩy đàm phán, ký kết các hiệp định song phương để tạo điều kiện trao đổi thông tin về thuế và thực thi báo cáo tài sản trên phạm vi toàn cầu. Một thách thức khác là chính phủ cần giải quyết tình trạng tháo chạy vốn hoặc di dời tài sản để tránh thuế. Đây là mối quan ngại thực sự đối với nền kinh tế mở như Malaysia. Theo tạp chí Forbes, tổng tài sản của 50 cá nhân giàu nhất Malaysia năm nay là khoảng 83,4 tỷ USD. Ngoài ra, số liệu từ Cục Thống kê Malaysia năm 2022 cho thấy, hộ gia đình T20 (nhóm thu nhập cao) chiếm 46,3% tổng thu nhập hộ gia đình trên toàn quốc, giảm nhẹ so với mức 46,8% vào năm 2019.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tham vọng trở thành trung tâm công nghệ y tế toàn cầu
21:12' - 11/12/2024
Malaysia đang trên đà trở thành trung tâm công nghệ y tế toàn cầu thông qua việc tăng cường thu hút đầu tư và triển khai các chính sách như Kế hoạch Tổng thể Công nghiệp mới 2030 (NIMP 2030).
-
Ô tô xe máy
Ngành công nghiệp ô tô Malaysia đẩy nhanh quá trình chuyển dịch bền vững
09:02' - 09/12/2024
Trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành công nghiệp ô tô Malaysia đang đẩy nhanh quá trình chuyển dịch theo hướng bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
129 đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình sau sắp xếp, hợp nhất.
11:12'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập 129 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Bình.
-
Tài chính
Hàn Quốc tách siêu bộ, tái cấu trúc quản lý tài chính
07:43'
Theo Ủy ban Kế hoạch các vấn đề Nhà nước Hàn Quốc hôm 2/7, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc sẽ được tách thành hai bộ là Bộ Kế hoạch và Ngân sách, Bộ Chiến lược và Tài chính.
-
Tài chính
Không gián đoạn thủ tục thuế trong ngày đầu vận hành mô hình tổ chức hai cấp
20:06' - 01/07/2025
Theo thông tin từ Cục Thuế trong ngày làm việc đầu tiên theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bộ máy tổ chức mới vận hành tương đối ổn định.
-
Tài chính
Tổng thống D. Trump cân nhắc áp thuế mới đối với Nhật Bản
10:12' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 để ngỏ khả năng áp mức thuế mới đối với Nhật Bản liên quan tới việc quốc gia châu Á này hạn chế nhập khẩu gạo từ Mỹ.
-
Tài chính
Căng thẳng thương mại, nợ công đẩy kinh tế thế giới vào "ngã rẽ" nguy hiểm
08:13' - 01/07/2025
Mức nợ công cao và ngày càng tăng đang khiến hệ thống tài chính trở nên mong manh hơn trước biến động lãi suất.
-
Tài chính
Kho bạc Nhà nước thông suốt, không để gián đoạn hoạt động từ ngày 1/7
16:53' - 30/06/2025
Kho bạc Nhà nước khẳng định đã sẵn sàng phục vụ mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định và thông suốt từ ngày 1/7.
-
Tài chính
Từ 1/7, bán hàng online sẽ được sàn thương mại điện tử hỗ trợ nộp thuế
12:19' - 30/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, theo quy định tại Nghị định 117/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân.
-
Tài chính
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương cho các bộ, địa phương
22:05' - 29/06/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1402/QĐ-TTg giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương cho các bộ, địa phương.
-
Tài chính
Chính sách thuế nhập khẩu kéo niềm tin tiêu dùng Mỹ đi xuống
21:13' - 29/06/2025
The Conference Board cho biết, các chính sách thuế quan và lo ngại về ảnh hưởng đến tài chính cá nhân tiếp tục là mối bận tâm lớn nhất của người dân tham gia khảo sát.