Thuốc tim mạch giúp ngăn ngừa cục máu đông ở bệnh nhân COVID-19
Kết quả nghiên cứu công bố vừa công bố rên tạp chí Science Advances cho thấy thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông sau khi làm thủ thuật can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân tim mạch cũng có tác dụng tương tự ở bệnh nhân COVID-19.
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được cho có thể ảnh hưởng đến các gene kiểm soát số lượng tiểu cầu, vốn là những mảnh tế bào có trong máu và tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông.
Các protein gây viêm do virus SARS-CoV-2 tạo ra kích thích các tiểu cầu hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến quá trình hình thành cục máu đông xảy ra dễ dàng và thường xuyên hơn.
Trong công trình nghiên cứu đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc chống đông máu clopidogrel và ticagrelor được sử dụng sau khi làm thủ thuật đặt stent động mạch vành có thể giúp ức chế hoạt động của tiểu cầu ở bệnh nhân COVID-19 bằng cách ngăn chặn protein P2Y12 trên bề mặt tiểu cầu.
Thuốc clopidogrel có tên thương mại là Plavix, là sản phẩm của công ty dược phẩm Bristol Myers Squibb và Sanofi, trong khi thuốc ticagrelor của hãng AstraZeneca được bán với tên Brilinta.
Theo các nhà nghiên cứu, các loại thuốc ức chế P2Y12 có thể mở ra hướng điều trị khả quan giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Tháng trước, Tạp chí Y khoa Anh đăng kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc COVID-19 phải đối mặt với nguy cơ bị đông máu cao hơn nhiều so với những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca hay của Pfizer/BioNTech./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam có thể xử lý được đông máu do tiêm vaccine phòng COVID-19
15:59' - 19/04/2021
Trên thế giới có một số trường hợp sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 xuất hiện tình trạng đông máu khiến không ít người băn khoăn.
-
Kinh tế & Xã hội
Johnson & Johnson đề nghị các đối thủ cùng nghiên cứu hiện tượng đông máu
21:32' - 16/04/2021
Hãng dược Johnson & Johnson đã đề nghị các đối thủ cũng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tham gia một nghiên cứu nhằm xác định những nguy cơ dẫn đến hiện tượng đông máu sau khi tiêm.
-
Đời sống
Nguy cơ đông máu do COVID-19 cao hơn do vaccine ngừa COVID-19
09:48' - 16/04/2021
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford Anh cho thấy bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ xuất hiện cục máu đông trong não cao hơn so với những người được tiêm vaccine phòng căn bệnh này.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Đắk Lắk: Sức khỏe của 31 học sinh đã ổn định
17:34'
Liên quan đến 31 học sinh nghi ngộ độc sau khi nhận bóng bay từ người lạ, chiều 23/3, Trung tâm Y tế huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk cho biết sức khỏe các em đã ổn định, nhiều em đã được xuất viện.
-
Đời sống
Hàn Quốc: Chỉ số tiền nước sinh hoạt tăng cao nhất trong 17 năm
09:27'
Chỉ số giá tiền nước sinh hoạt trong tháng 2/2023 đạt 109,5 điểm (mức chuẩn 100 điểm năm 2020), tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Đời sống
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ
09:04'
Nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Argentina Luis Caffarelli trở thành chủ nhân Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 vì những đóng góp nổi trội cho lý thuyết về các phương trình đạo hàm riêng phi tuyến tính.
-
Đời sống
Tp.Hồ Chí Minh ngừng cấp nước nhiều khu vực vào cuối tuần
16:11' - 22/03/2023
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn sẽ tạm ngưng cung cấp nước từ 22 giờ ngày 25/3 đến 4 giờ ngày 26/3 tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh.
-
Đời sống
Nguy cơ ung thư vú từ biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố
13:06' - 22/03/2023
Tất cả các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố (hormone) đều làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú - đó là kết luận của một báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Medicine ngày 21/3.
-
Đời sống
Rút bảo hiểm xã hội một lần - Bài cuối: Cần giải pháp tổng thể về việc làm và thu nhập
11:47' - 22/03/2023
Tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tăng lên thời gian gần đây khiến các cơ quan quản lý Nhà nước lo ngại, tìm hướng giải quyết.
-
Đời sống
Rút bảo hiểm xã hội một lần - Bài 2: Bài toán chính sách
11:36' - 22/03/2023
Lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động không được cộng nối thời gian đã đóng, nếu sau đó tham gia tiếp.
-
Đời sống
Rút bảo hiểm xã hội một lần - Bài 1: Lợi bất cập hại
11:33' - 22/03/2023
Rút bảo hiểm xã hội một lần, lợi ích nhìn thấy trước mắt là có một món tiền để trang trải cuộc sống, nhưng cái hại là lâu dài, một cuộc sống bấp bênh đang chờ khi tuổi già ngày một đến gần.
-
Đời sống
Trang bị kỹ năng, ý thức phòng cháy cho người dân trong mùa nắng nóng
11:31' - 22/03/2023
Mùa nắng nóng đang đến gần, nguy cơ cháy, nổ tại các khu dân cư trên địa bàn Hà Nội rất cao.