Thương chiến Mỹ-Trung vẫn "song hành" với cuộc chạy đua công nghệ
Tạp chí Diplomat của Mỹ ngày 2/3 đăng bài viết phân tích với nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang tiếp tục diễn ra. Cựu Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ của mình bằng cách điều tra các hành vi thương mại không công bằng ở Trung Quốc và sau đó áp thuế 25% đối với quốc gia châu Á này.
Bốn năm sau, các mức thuế đó vẫn còn đó. Ngay cả sau khi thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết vào tháng 1/2020, các mức thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc vẫn được duy trì.
Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, cuộc chiến thương mại trở nên bớt nóng do Bắc Kinh viện cớ đại dịch để minh chứng cho việc Trung Quốc không thể đáp ứng các điều kiện của thỏa thuận về việc mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong giai đoạn từ 2017-2021. Chiến tranh thương mại tiếp tục tàn phá nền kinh tế Mỹ ngay cả dưới thời chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chính quyền của ông Biden đã không thực hiện thay đổi nào đối với cơ cấu thuế quan áp với Trung Quốc và được cho là đang xem xét lại Thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gần đây đã đề nghị Tổng thống Joe Biden khởi động lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc để dỡ bỏ thuế quan và lệnh trừng phạt. Ông Vương Nghị cho rằng Mỹ đã giảm đáng kể các cuộc đàm phán song phương ở tất cả các cấp.
Trong khi các cuộc đàm phán về cuộc chiến thương mại vẫn chưa thành hiện thực, vào cuối tháng Hai, Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm xem xét chuỗi cung ứng toàn cầu trong bốn ngành bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch. Những ngành này bao gồm chip máy tính, pin xe điện dung lượng lớn, dược phẩm và các khoáng chất quan trọng trong thiết bị điện tử.
Năm ngoái, ngành công nghiệp bán dẫn đã phải đối mặt với sự tắc nghẽn nghiêm trọng khi bắt đầu đại dịch toàn cầu do các nhà máy của Trung Quốc bị đóng cửa. Các ngành công nghiệp này cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và hai cú sốc bên ngoài đã khiến nhiều giám đốc điều hành cấp cao phải đánh giá lại khả năng phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chiến lược chuỗi cung ứng mới của ông Biden sẽ yêu cầu đánh giá trong 100 ngày đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối trong các ngành công nghiệp quan trọng này và đánh giá kéo dài một năm về chuỗi cung ứng trong sáu ngành rộng hơn. Mục đích chính của việc xem xét này là để hiểu các ngành đang gặp rủi ro ở mức độ nào và cuối cùng là thuyết phục các ngành đang gặp nguy cơ di chuyển các nhà cung cấp ra khỏi các địa điểm rủi ro.
Việc chính quyền của ông Biden sẽ thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng như thế nào vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, về phần mình, Trung Quốc lưu ý rằng ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu để tăng trưởng lành mạnh, nhưng họ cũng muốn tăng cường khả năng tự cung tự cấp trong các công nghệ cạnh tranh.
Kết quả của việc xem xét chuỗi cung ứng có thể được sử dụng trong các cuộc đối thoại với Trung Quốc về các chuỗi cung ứng hiện có. Tuy nhiên, các quan chức thương mại Mỹ không khẳng định rằng điều này sẽ được sử dụng như một điểm khởi đầu để xem xét các điều kiện của cuộc chiến thương mại.
Cho đến khi cuộc thương chiến được giải quyết, thiệt hại do chi phí cao hơn sẽ tiếp tục gia tăng. Mỹ vẫn áp các mức thuế cao đối với 370 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, từ các bộ phận máy móc đến thủy sản.
Cuộc chiến thương mại đang diễn ra gây tốn kém và cần được giải quyết ngay bây giờ. Các vấn đề cần được giải quyết trong suốt cuộc chiến thương mại vượt ra ngoài việc xem xét lại chuỗi cung ứng.
Chúng bao gồm các nội dung trong Thỏa thuận giai đoạn một, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và mở rộng mua bán thương mại, cũng như cách tiếp cận đối lập giữa hai bên về thương mại song phương, coi thặng dư thương mại giữa hai nước là không công bằng đối với Mỹ. Cần dành thời gian để giải quyết những vấn đề này một cách thận trọng thông qua một loạt các cuộc gặp giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chính quyền của ông Biden đã bày tỏ mong muốn thảo luận về các vấn đề thương mại Mỹ-Trung với các đồng minh trước tiên. Điều quan trọng là Mỹ phải làm điều này ngay lập tức để có thể "sửa chữa" mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc.
Ý nghĩa của việc Chính phủ Mỹ ưu tiên rà soát chuỗi cung ứng là Washington muốn đảm bảo chuỗi cung ứng của mình để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng khả năng cạnh tranh với Bắc Kinh trong sản xuất các hàng hóa như chất bán dẫn. Mặc dù vậy, Mỹ không nên lãng phí thời gian can dự với Trung Quốc để củng cố mối quan hệ đôi bên cùng có lợi trong quá khứ.
Nhu cầu cần phải can dự ngay lập tức với Trung Quốc là đặc biệt quan trọng nếu các khía cạnh của chính sách công nghệ của Trung Quốc bị coi là "chủ nghĩa chuyên chế về công nghệ".
Khi Mỹ chuẩn bị việc đánh giá và xem xét về mặt pháp lý nhằm mục đích cuối cùng là đưa ngành sản xuất chip trở về nước và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, trọng tâm trong các cuộc đàm phán của Mỹ với Trung Quốc nên tập trung vào các cách thức mà hai nước có thể hợp tác và giảm thiểu những tác động xấu nhất chiến tranh thương mại./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Trung Quốc: Xuất khẩu tăng hơn 60% trong hai tháng qua
20:31' - 07/03/2021
Theo Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC), hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 60,6% so với cùng kỳ năm 2020, còn kim ngạch nhập khẩu tăng 22,2%.
-
Ý kiến
Freddie Mac: Lãi suất cho vay thế chấp của Mỹ lần đầu tiên vượt 3%
07:03' - 07/03/2021
Lãi suất cho vay thế chấp của Mỹ, vốn đã dao động ở gần mức thấp kỷ lục trong nhiều tháng qua và góp phần đẩy thị trường nhà ở tăng trở lại trên mức trước đại dịch, hiện đang tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 6% trong năm 2021
12:03' - 05/03/2021
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 trên 6% và cam kết tạo thêm nhiều việc làm tại các thành phố.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiệm vụ cấp thiết của Tân Tổng Giám đốc WTO
21:56' - 17/02/2021
Theo giới quan sát, giữa một cuộc khủng hoảng toàn cầu, bà Okonjo-Iweala sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi bắt đầu nhiệm sở tại Geneva (Thụy Sỹ) vào ngày 1/3 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Bốn yếu tố khiến Trung Quốc khó có thể vượt Mỹ
05:30' - 17/02/2021
Dù Mỹ đang đứng trước ngã tư giữa thịnh và suy, Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều nỗi lo thế kỷ, có thể ảnh hưởng tới cạnh tranh Mỹ-Trung trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU hướng tới sử dụng "hộ chiếu vaccine" để mở cửa du lịch Hè 2021
21:24'
Hiện tại, 27 nước thành viên EU đều cam kết sẵn sàng đưa ra khung chi tiết về sáng kiến sử dụng "hộ chiếu vaccine" vào mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19 khiến Pháp thiệt hại hơn 500 tỷ USD trong 3 năm
13:30'
Chính phủ Pháp ngày 13/4 cho biết đại dịch COVID-19 sẽ khiến nước này thiệt hại hơn 500 tỷ USD trong ba năm để chi tiêu bổ sung và giảm nguồn thu thuế.
-
Kinh tế Thế giới
100 ngày nắm quyền: Tổng thống J.Biden sẽ phát biểu lần đầu trước Quốc hội
12:39'
Tổng thống Mỹ J.Biden sẽ có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, đánh dấu 100 ngày đầu tiên nắm quyền.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Singapore đạt mức 0,2% trong quý I/2021
08:59'
Kinh tế “đảo quốc sư tử” đạt mức tăng trưởng 0,2% trong quý đầu tiên của năm 2021, một tín hiệu tích cực so với mức tăng trưởng -2,4% trong quý IV/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc điều tra sự cố tàu Ever Given sẽ hoàn tất vào ngày 15/4
08:12'
Theo SCA, vụ tắc nghẽn vừa qua đã khiến Ai Cập thất thu từ 12-15 triệu USD/ngày trong thời gian phải đóng cửa Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Anh cải thiện tăng trưởng kinh tế dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19
07:27'
Theo ONS, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh trong tháng Hai tăng 0,4% sau khi sụt giảm 2,2% trong tháng trước đó, nhờ sự gia tăng sản lượng công nghiệp và chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Thái Lan có thể thiệt hại 10 tỷ baht do làn sóng COVID-19 thứ ba
19:50' - 13/04/2021
Làn sóng mới nhất của dịch COVID-19 ở Thái Lan kể từ cuối tháng Ba sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại của người dân trong dịp Tết cổ truyền Songkran và làm cho ngành du lịch thiệt hại khoảng 10 tỷ baht.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng dịch COVID-19 thứ hai đe dọa sự phục hồi của kinh tế Ấn Độ
17:21' - 13/04/2021
Hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s đánh giá, làn sóng dịch COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ mang triển vọng tiêu cực và đang tạo ra nguy cơ đối với sự phục hồi của nền kinh tế nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 30,6% trong tháng 3/2021
15:59' - 13/04/2021
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Ba tăng 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng ít hơn so với mức tăng kỷ lục 154,9% ghi nhận trong tháng Hai.